Bệnh tay chân miệng ở trẻ dễ bị biến chứng nếu phát hiện muộn

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em – Căn bệnh nguy hiểm được các bác sĩ cảnh báo đang vào mùa và phụ huynh cần cẩn trọng.

Mấy hôm nay trời mưa to kéo dài, thời tiết thay đổi mang đến nhiều bệnh như ho hay cảm sốt cho trẻ, đây cũng cơ hội để căn bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh mẽ. Mời các mẹ cũng meonuoicon tìm hiểu về triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho bé yêu nhà bạn nhé .

BSnhi_Month08_week02_key15_benhtaychanmiengotreem_01
Cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

1 Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng do nhóm virus đường ruột  Entero 71 và virus Coxsakie A16 gây nên. Nếu mắc virus Coxsakie A16 vốn lành tính, bệnh tự khỏi sau vài ngày. Riêng virus Entero 71 và một số tuýp virus khác có thể gây biến chứng ở não và tim, nếu chậm cấp cứu có thể tử vong. Các thống kê cho thấy, có khoảng 50% trẻ mắc bệnh do virus Entero 71.

Đối tượng thường bị bệnh là các bé dưới 3 tuổi. Bệnh có thể lây lan theo đường tiêu hóa, phân của người nhiễm, qua nắm tay, tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của trẻ nhiễm bệnh như trong bình sữa, núm vú nhựa, đồ chơi và thực phẩm hoặc lây tiếp xúc trực tiếp với nước bọt,nước mũi, miệng, dịch của mụn rộp trên cơ thể.

  1. Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Những dấu hiệu ban đầu thường thấy khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng:

  • Sốt nhẹ dưới 39⁰C
  • Than đau họng , đau miệng, chảy nước miếng
  • Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường bị nổi những vết loét đỏ ở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi và dạng bóng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ.
  • Bỏ bú

Triệu chứng nặng

  • Sốt cao hơn 39⁰C
  • Trẻ  bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc liên tục hoặc ngủ li bì
  • Thỉnh thoảng trẻ giật mình chới với và giơ hai tay lên
  • Trẻ lừ đừ, run tay chân, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh.
  • Run tay chân, đi đứng loạng choạng, yếu tay, yếu chân
  • Nôn ói nhiều, bỏ bú
  • Nổi bóng nước ở bàn tay bàn chân

1319183806_images484807_em

3 Phòng ngừa và chữa trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Mẹ cần theo dõi kỹ các dấu hiệu khi thấy bé sốt hay nổi bóng nước ở bàn tay bàn chân thì đưa bé đi khám ngay. Nếu bé đang đi học mà phát hiện trẻ mắc bệnh tay chân miệng thì nên cho trẻ nghỉ học ở nhà ít nhất 10 ngày để tránh lây lan cho các trẻ khác.

Trường hợp bé bị xác định mắc bệnh nhưng ở thể nhẹ, mẹ có thể cho bé uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu và dùng thuốc giảm đau hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày.

Những trường hợp trẻ có thể bị biến chứng như sốt cao trên 39 độ C, sốt hơn 2 ngày và khó hạ sốt kèm nôn ói nhiều thì phải đưa đi khám gấp. Riêng trẻ giật mình chới với (thường lúc bắt đầu thiu thiu ngủ), trẻ ngủ nhiều, ngủ li bì, run tay run chân,tay chân yếu đi đứng loạng choạng thì phải lập tức nhập viện.

Khi chăm sóc cho bé mắc bệnh tay chân miệng, mẹ cần giữ vệ sinh răng lưỡi và cơ thể sạch sẽ cho bé mỗi ngày. Bên cạnh đó, mẹ cần hình thành một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường bổ sung vitamin cho bé nhanh khỏi bệnh.

4 Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

  • Cách phòng bệnh tốt nhất là giữ gìn vệ sinh môi trường mà bé tiếp xúc.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau bữa ăn bằng xà phòng diệt khuẩn và sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nên rửa sạch bình sữa, đồ chơi, bàn ghế,tay nắm cửa, sàn nhà, cầu thang, cho bé.
  • Tránh cho bé tiếp xúc với những trẻ nghi bị mắc bệnh.

Người lớn không mắc bệnh nhưng có thể mang mầm bệnh và lây cho trẻ  vì thế, phụ huynh hoặc người chăm trẻ cần rửa tay trước khi tiếp xúc với bé.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em đang là nỗi lo của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời bệnh sẽ không gây di chứng về sau cho trẻ. Vì thế nên mẹ nhớ quan sát kỹ các biểu hiện của bé đồng thời để phòng bệnh, mẹ cần lên một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với vệ sinh tay chân sạch sẽ cho bé thường xuyên để giúp bé nhanh khỏi bệnh mẹ nhé!

Thảo Ly

Meonuoicon.com

Leave a Reply

Or