Bà bầu đi biển

Mùa hè nóng nực, biển là điểm đến rất lý tưởng được nhiều người chọn lựa. Bà bầu cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, đi biển thế nào là an toàn thì các mẹ cần lưu ý kỹ nhé.

Biển là điểm đến lý tưởng cho mọi người, kể cả bầu. Ảnh: Getty Images

Tránh để cơ thể bị thiếu nước

Bạn hãy lưu ý, đừng để cơ thể mất quá nhiều nước vì như vậy bạn sẽ không có đủ nước để máu có thể lưu thông dễ dàng đến thai nhi. Thường xuyên uống nước cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm nguy cơ táo bón, trĩ và các bệnh thông thường trong khi mang thai.

Khi đi du lịch ở những bãi biển nhiệt đới ẩm, tốt nhất bạn nên lắng nghe cơ thể của mình. Điều này rất quan trọng để biết cơ thể bạn có đủ nước hay không. Khi cơ thể thiếu nước, bạn sẽ cảm thấy khát, nước tiểu có màu vàng sậm, miệng và mũi khô. Lúc này, bạn cần bổ sung nước ngay để tránh ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.

Các loại nước tốt cho bà bầu khi đi biển: nước dừa tươi, nước ép từ cây mía, nước ép trái cây tươi không đường, nước chanh,… Lưu ý, khi bạn vừa tắm biển xong và cảm thấy rất khát nước thì uống nước lọc là biện pháp tốt nhất. Các đồ uống như trà và cà phê có tính lợi tiểu nên khi uống, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn dẫn đến cơ thể thiếu nước.

Ăn đồ biển rất tốt

Cá và hải sản là những đồ ăn rất tốt cho phụ nữ mang thai và những người trong độ tuổi sinh đẻ. Phụ nữ mang thai có thể ăn trung bình 350 gam các loại cá bình thường mỗi tuần. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng các hải sản tươi sống ở biển rất tốt và bà bầu nên ăn nhiều hơn.

Đặc biệt, loại cá ngừ có nhiều axit béo Omega 3 rất tốt cho sự phát triển của não thai nhi. Các mẹ ăn đều đặn cá ngừ trong thời gian mang thai sẽ ít bị trầm cảm sau sinh. Trong những tuần đầu của thai kỳ, mẹ ăn nhiều hải sản sẽ làm giảm tỷ lệ sinh non.

Hạn chế uống nước biển

Trong khi tắm biển, bà bầu nên hạn chế uống nước biển. Nếu ngẫu nhiên uống một vài ngụm thì không sao, chứ uống nhiều sẽ không tốt.

Nước biển có hàm lượng muối cao nên khi uống vào cơ thể sẽ phải thải ra lượng nước lớn hơn so với mức bạn uống để loại bỏ hết số muối thừa đang khiến bạn cảm thấy khát hơn.

Cụ thể, nồng độ muối trong nước biển từ 15% (gần bờ) đến 30% (xa bờ). Bình thường nồng độ muối trong máu của cơ thể người chỉ chiếm 0,9%. Khi uống phải nước biển nghĩa là bạn làm tăng nồng độ muối trong máu. Điều này có thể dẫn tới hồng cầu bị vỡ ra hoặc co lại khiến lưu lượng máu giảm và không cung cấp đủ máu và ôxi cho thai nhi.

Khi đi du lịch ở những bãi biển nhiệt đới ẩm, tốt nhất bạn nên lắng nghe cơ thể của mình. Ảnh: Internet

Lưu ý khi đi tàu, thuyền, ca nô

Nếu bạn là một bà bầu khỏe mạnh, đừng từ chối các chuyến khám phá cảnh quan thú vị trên tàu biển, thuyền buồm hay ca nô nước. Lúc này, vấn đề bạn cần quan tâm nhất chính là đừng để mình bị kiệt sức khi quá phấn khích với các hoạt động thú vị đó.

Tuy vậy, để có một chuyến lênh đênh trên biển an toàn, bạn cũng nên chú ý những việc sau:

– Trao đổi với các công ty du lịch để chọn được một hành trình thích hợp nhất cho bà bầu.

– Nếu bạn có tiền sử sinh non hoặc đang mang đa thai thì không nên đi tàu, thuyền hay ca nô.

– Hãy hỏi nhà cung cấp về chế độ cho hành khách mang thai, các dịch vụ y tế trên tàu và chế độ vệ sinh thực phẩm. Những chiếc tàu nhỏ (chứa dưới 100 khách) thường không có nhân viên y tế đi cùng.

Hầu hết các dịch vụ thuyền buồm không tiếp nhận hành khách mang thai 3 tháng cuối. Vì khi đó có rất nhiều nguy cơ xảy ra với bạn. Bởi vậy, khi mang thai 3 tháng cuối, bạn nên từ chối tất cả các dịch vụ tàu, thuyền, chứ không riêng gì thuyền buồm. Còn rất nhiều dịch vụ thú vị khác để bạn thoải mái tận hưởng một chuyến du lịch biển thú vị.

Theo Ebe

Leave a Reply

Or