Ăn sáng và những ảnh hưởng đến sức khỏe bé

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc liên tục bỏ bữa sáng trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ, trẻ sẽ học kém hơn, phản ứng trí não cũng chậm hơn. Thậm chí cho dù có khôi phục lại thói quen ăn uống lành mạnh cũng khó có thể phục hồi lại sự tăng trưởng của não bộ và có thể khiến cho bé học kém hơn các bạn nhiều.

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong một ngày. Tuy nhiên, đây lại là bữa ăn thường bị nhiều người bỏ qua nhất. Ăn sáng trước khi đến trường giúp bé tập trung hơn, đầu óc phản ứng nhanh hơn, nhờ đó bé sẽ tiếp thu bài một cách hiệu quả hơn. Dưới đây là một số ảnh hưởng của việc ăn sáng đối với sức khỏe của bé:

– Ảnh hưởng đến não bộ

Sau một thời gian dài từ đêm hôm trước đến sáng hôm sau, cơ thể bé đã tiêu hao hết nguồn năng lượng do bữa tối cung cấp. Ăn sáng lúc này cung cấp năng lượng cho bé bắt đầu một ngày là việc mới. Ăn sáng không chỉ kích thích quá trình trao đổi chất của bé tốt hơn mà còn giúp chức năng não của bé hoạt động tốt hơn, giúp bé tập trung hơn, ghi nhớ bài học một cách tốt hơn.

Việc không ăn sáng làm cho cơ thể bé hoạt động chậm chạp hơn, bé sẽ buồn ngủ và cảm thấy lo lắng nhiều hơn.

– Ảnh hưởng đến gan và dạ dày

Việc không ăn sáng khiến cho cơ thể bị thiếu hụt năng lượng hoạt động, cơ thể bé phải lấy năng lượng từ gan khiến cho gan rơi vào tình trạng hoạt động quá tải.

Bỏ bữa sáng khiến cho dạ dày bị đói quá lâu, dịch vị tiết ra quá nhiều nhưng lại không có gì để tiêu hóa, lâu dần có thể dẫn đến các bệnh về dạ dày.

suc khoe be

Ăn sáng giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn rất nhiều, giúp bé tránh lại được các căn bệnh về đường ruột.

– Ổn định trọng lượng cơ thể, tránh béo phì

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, cắt giảm bữa sáng có thể giải quyết được phần nào vấn đề thừa cân ở trẻ. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Nếu bữa sáng bé không ăn, bé sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn vào bữa trưa và bữa tối. Trong khi đó, những hoạt động về chiều tối lại không nhiều, lượng thức ăn không kịp tiêu hóa hết, khiến cơ thể tích tụ một lớp mỡ dày làm tăng nguy cơ bị béo phì ở trẻ.

Hơn nữa, không ăn sáng sẽ khiến quá trình trao đổi chất của bé hoạt động chậm hơn làm cơ thể đốt ít calo hơn trong suốt buổi sáng.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên tham khảo một số lưu ý sau đây khi cho bé ăn sáng để tránh “tác động ngược” đến sức khỏe của bé nhé!

– Đảm bảo cho bé một bữa ăn sáng đầy đủ dưỡng chất.

– Không nên cho bé ăn các thực phẩm thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ hay quá nhiều đường vào bữa sáng.

– Không nên cho trẻ ăn thức ăn thừa từ ngày hôm qua.

– Không nên ăn sáng quá vội vàng.

 Theo MarryBaby

Leave a Reply

Or