7 lưu ý khi cho trẻ bú mẹ.

Những kinh nghiệm sau sẽ giúp bà mẹ trẻ bắt đầu việc cho con bú dễ dàng và thoải mái.

Chúng ta đều biết trong những tháng đầu đời, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với lần đầu tiên làm mẹ, có nhiều điều khi cho con bú sẽ làm bạn cảm thấy bỡ ngỡ. Những kinh nghiệm sau đây sẽ giúp các bà mẹ trẻ bắt đầu việc cho con bú một cách dễ dàng và rất thoải mái.

1. Cho bé bú ngay lập tức sau khi sinh: Phản xạ bú ở trẻ sơ sinh mạnh nhất trong khoảng thời gian đầu tiên sau khi ra đời. Chỉ vài tiếng sau, phản xạ bú sẽ giảm dần. Vì vậy việc cho bé bú càng sớm càng tốt sau khi sinh sẽ giúp cho việc bắt đầu tập bú mẹ của bé được dễ dàng hơn.

2. Cho bé bú đúng cách: Cho bú không đúng cách là một trong những vấn đề phổ biến nhất khi cho bé bú. Điều bạn cần làm là dùng bàn tay đỡ ngực theo chữ C. Ngón tay cái sẽ đặt trên ngực phía trên đầu ty và bốn ngón tay còn lại sẽ dùng để đỡ bầu ngực phía dưới. Hãy đặt đầu ngực gần miệng bé để bé tự tìm đến với bầu mẹ. Lúc bé mở miệng to, bạn hãy đưa bé thật nhanh ngậm trọn cả đầu và phần quầng thâm quanh đầu ngực của mình.

7 lưu ý khi cho trẻ bú mẹ - 1

3. Bé trớ khi bú: Trẻ bị trớ trong những tháng đầu là một việc hoàn toàn bình thường. Điều đó không có nghĩa là bé đã bú quá nhiều. Ngay cả khi bé trớ một chút sữa sau khi bú, bạn vẫn nên để bé tiếp tục bú cho đến khi nào tự bản thân bé muốn dừng lại. Đó mới là dấu hiệu cho thấy bé đã bú đủ no. Nếu bé thường xuyên bị trớ sau khi ăn, bạn hãy bế bé thẳng đứng trên vai bạn, vuốt nhẹ lưng cho bé. Thay đổi tư thế bú đột ngột hoặc cử động nhanh cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị trớ.

4. Bé khóc khi bú: Có thể việc bị ngạt mũi khiến bé gặp khó khăn trong khi bú và làm bé khóc. Giải pháp cho vấn đề này là bạn hãy nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý hoặc sữa mẹ vào mũi bé để giúp bé hết bị ngạt mũi. Một lý do khác khiến bé khóc khi bú là bé chỉ thích một bên đầu ngực và từ chối bú bên còn lại. Điều này không phải là một vấn đề quá lớn và bé hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian. Lúc đó bạn hút hết sữa ở bên bé không uống ra để cho bé bú.

5. Ngủ gật trong khi bú mẹ: Điều này không quá nghiêm trọng nhưng có thể dẫn đến việc bé sẽ bú đến hàng giờ. Để tránh tình trạng cho bé bú quá lâu, trong lúc cho bé bú, bạn nên thể hiện tình cảm với bé bằng cách nhẹ nhàng vuốt ve má hoặc tai bé. Điều này sẽ giúp bé luôn tỉnh táo và không ngủ thiếp đi. Một mẹo nhỏ khác là sau khi cho bé bú hết một bên ngực, nếu thấy bé không tập trung bú nữa, hãy nhẹ nhàng đánh thức và đưa bé đi thay bỉm. Sau đó bé sẽ đủ tỉnh táo để tiếp tục bú nốt bầu còn lại.

6. Đau đầu ngực: nguyên nhân phổ biến của việc núm vú bị đau là do mẹ cho bé bú sai cách hoặc miệng bé ngậm quá ít vào quầng vú. Hãy để lại vài giọt sữa cuối cùng tự khô trên đầu ngực của bạn sau khi cho bé bú. Sữa mẹ có chứa hàm lượng chất béo cao giúp bảo vệ đầu ngực được khỏe mạnh và cũng rất hiệu quả để chữa khỏi cho đầu ngực bị đau hay bị nứt cổ gà. Các sản phẩm trợ giúp cho bé bú cũng là một giải pháp hữu ích để đảm bảo cho bé vẫn được bú mẹ mà không làm tổn thương phần đầu ngực đang bị đau.

7 lưu ý khi cho trẻ bú mẹ - 2
Núm giả trợ giúp cho bé bú NUK dành cho đầu ty nhạy cảm, nứt cổ gà hoặc bị đau.

7. Tắc sữa: Sữa không thể chảy về đầu ngực và bị ứ đọng lại ở một đường dẫn trong ngực sẽ gây ra hiện tượng tắc sữa. Chỗ bị tắc sữa trên ngực bạn sẽ cứng, nóng và rất đau. Nguyên nhân thường gặp nhất là do bé không bú thường xuyên và ngực không được bú hoàn toàn hết sữa.

Bạn có thể tự thực hiện được một số biện pháp sau để giảm đau khi bị tắc sữa: mát xa và nặn sữa ở chỗ bị cứng dưới nước ấm đang chảy của vòi hoa sen hoặc khi chườm nóng bầu ngực. Tuyệt đối không được chườm lạnh chỗ đau bằng đá. Ngoài ra, điều đặc biệt quan trọng khi bi tắc sữa là phải cho bé bú thường xuyên.

Để sữa trong ngực được bú cạn hoàn toàn, bạn nên thay đổi các tư thế cho bé bú. Thông thường tư thế cho bú chân bé quắp ra sau lưng bạn đặc biệt thích hợp khi bị tắc sữa. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các bà mẹ cũng có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như máy hút sữa bằng tay hoặc bằng điện hút hết lượng sữa khi bé không bú hết để sữa lưu thông, tránh tình trạng bị tắc sữa.

7 lưu ý khi cho trẻ bú mẹ - 37 lưu ý khi cho trẻ bú mẹ - 4

Hút sữa tay NUK Jolie và Hút sữa điện NUK Luna có thể điều chỉnh lực hút tùy theo cá nhân. Máy được phát triển dựa trên sự hợp tác cùng với các chuyên gia về bú mẹ và các kiến thức y khoa tiên tiến nhất để đem lại một cảm giác hút sữa đơn giản, nhẹ nhàng và hiệu quả. Một lợi thế đặc biệt của máy hút sữa điện LUNA: với ty NUK First Choice + được đóng kèm cùng máy hút sữa – bình đựng sữa của máy sẽ biến thành chai sữa cho bé ăn hoàn hảo. Việc kết hợp hoặc luân chuyển giữa bú mẹ và bú bình với ty NUK First Choice + siêu mềm sẽ không còn là vấn đề – điểu này thậm chí đã được chứng minh lâm sàng*.

 Theo eva

One thought on “7 lưu ý khi cho trẻ bú mẹ.

Leave a Reply

Or