6 nguyên tắc vàng giúp bé có thói quen ăn uống khỏe mạnh

Trong giai đoạn phát triển đầu đời, bé cũng phải học ăn như học đi và học nói vậy. Với 6 nguyên tắc vàng dưới đây, mẹ có thể giúp bé tập ăn thức ăn đúng và đủ với nhu cầu dinh dưỡng của bé.

Tuy nhiên hãy nhớ rằng mỗi bé đều khác nhau, và chính mẹ là người hiểu bé nhất. Vì thế hãy linh hoạt khi thực hiện những chỉ dẫn này. Sẽ mất khoảng 10 đến 15 phút để giới thiệu một loại thực phẩm mới cho bé của bạn trước khi bé chịu thử. Có thể sẽ mất thời gian nhưng mẹ hãy kiên nhẫn, lạc quan thực hiện từng ngày, kết quả sẽ giúp bé có thói quen ăn uống khỏe mạnh.

4. Kiến tạo bữa ăn gia đình

Mẹ nên bắt đầu tạo thói quen ăn chung với gia đình càng sớm càng tốt khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc.

– Các thành viên của gia đình và mẹ nên thường xuyên ăn chung cả bữa chính và bữa phụ với bé. Hãy nhớ là xem người khác ăn như thế nào là một phần quan trọng trong việc học ăn của bé.

– Dùng một cái ghế cao hoặc ghế ăn dành riêng cho bé và đẩy ghế vừa đủ tầm cho bé ngồi ăn cùng bàn với mẹ.

– Nếu không có sẵn ghế cao, mẹ có thể xem xét một vài gợi ý sau:

  • Bé được đặt trên chỗ ngồi vừa tầm với bàn ăn.
  • Bé được ngồi vào lòng cha mẹ trên ghế ngồi vừa tầm với bàn ăn.
  • Bé ngồi trong lòng cha mẹ trên sàn nhà với một cái bàn nhỏ hoặc một khay đồ ăn trước mặt.
  • Một vài thành viên trong gia đình ngồi đối diện với bé để bé có thể thấy cách ăn như thế nào.
  • Ăn phần của mẹ trong lúc đút cho trẻ ăn (đút cho bé một muỗng rồi mẹ ăn một muỗng).
  • Không nên nhận xét về loại hoặc lượng thức ăn bé ăn.
  • Không nên ép buộc bé ăn.
  • Có thể nhận xét một cách vui vẻ như thức ăn này trông thật ngon, màu sắc ra sao, vì sao bạn thích…
  • Đồng ý cho bé tự ăn dù hơi tung tóe cũng như cho bé chạm và chơi với thức ăn.
  • Để bé thoải mái trong bữa ăn rồi sau đó mới vệ sinh sau. Đừng chăm chăm lau tay lau miệng cho bé.
  • Quy định hành vi khi ngồi vào bàn ăn ,không ném thức ăn, không lấy thức ăn từ đĩa của người khác mà không hỏi trước…
  • Nếu bé không chấp hành quy định, cho bé ra khỏi bàn ăn trong vài phút, sau đó mới quay trở lại tiếp tục ăn.
  • Kết thúc bữa ăn trong vòng 30 phút nếu bé không tích cực ăn nữa.
  • Nếu bé đã ăn xong bé có thể rời bàn.
  • Bé rất thích được ăn – Ảnh: Getty Images

5. Tìm hiểu về cách nuôi ăn của gia đình

Mẹ băn khoăn, lo lắng rằng bé ăn có đủ lượng và đủ chất hay không, có ăn quá nhiều hay không? Mẹ cần phải hiểu cách mẹ cho bé ăn có đáp ứng nhu cầu ăn của bé hay chưa. Để biết được điều này, mẹ cần rà soát lại các cách đã cho bé ăn và tham khảo các cách cho ăn dưới đây, để xem cách mẹ cho bé ăn thuộc loại nào nhé:

a. Biết kiểm soát việc cho bé ăn

– Thường ép bé ăn nhiều hoặc ăn thực phẩm đặc biệt.

– Thường ép bé ăn ít nhất một muỗng thức ăn.

– Thưởng cho bé món ngọt khi bé ăn ngoan trong bữa ăn.

– Không cho bé ăn nữa nếu bé đã ăn quá nhiều.

b. Cho ăn bị động

– Ngồi xuống và cùng ăn với bé.
– Đôi lúc quên cho bé ăn.
– Để bé tự chọn thức ăn.
– Bé có thể ăn bất cứ khi nào bé muốn.
– Mẹ không ép bé ăn khi bé không đói.
– Mẹ không quan tâm bé ăn gì.

c. Hay nuông chiều bé khi cho ăn

– Chỉ cho bé ăn những loại bé thích
– Bất cứ khi nào bé đòi ăn, mẹ đều cho bé ăn.
– Chuẩn bị thức ăn đặc biệt cho bé nếu bé không thích ăn những món có trong bữa ăn.
– Khi bé bắt đầu khóc trên bàn ăn, mẹ cho bé một ít thức ăn.

d. Đáp ứng đúng nhu cầu ăn của bé

– Không để cho bé ăn giữa các bữa chính và phụ.
– Chuẩn bị thức ăn tốt cho sức khỏe và để bé tự chọn thức ăn cho mình.

6. Tập cho bé ăn thực phẩm mới một cách hệ thống

– Ít nhất 1 lần/ngày cho bé ăn thức ăn bé không ăn hoặc chưa ăn trước đây.
– Cho một lượng ít thức ăn mới vào đĩa của bé.
– Cho một hoặc hai loại thức ăn bé thích ăn/ăn được vào đĩa.
– Không gây áp lực bắt bé phải ăn thực phẩm mới.
– Nói về điểm tích cực của thực phẩm mới và cả những loại thực phẩm khác.

Bố mẹ cần phải làm việc với ông bà, người trông trẻ và những người tham gia vào việc cho trẻ ăn để có sự hợp tác tốt và thực hiện đúng để bé có được thói quen ăn uống

 

Leave a Reply

Or