4 sai lầm của mẹ khiến con càng thêm biếng ăn

Có rất nhiều bà mẹ than phiền con mình biếng ăn, mỗi bữa ăn phải mất nhiều giờ mới xong. Tại sao trẻ lại không có cảm hứng ăn uống? Thực tế trẻ không có bệnh gì mà do chúng ta chăm trẻ sai cách, cụ thể là 4 lỗi sau.

Để trẻ cảm thấy ăn uống là một gánh nặng

Trẻ chỉ ăn mấy miếng rồi không ăn nữa, nhiều bà mẹ không nhẫn nại được nên mắng trẻ: “Tại sao con không nghe lời? Con hãy xem em nhỏ nhà hàng xóm ăn nhiều cơm tốt biết bao”. “Con không ăn đúng không? cho con đói vài ngày xem”…

4 sai lam cua bo me khien be cang bieng an
Bố mẹ nên thường xuyên đổi món và tạo tâm lý thoải mái cho bé khi ăn.

Tâm lý của trẻ rất nhạy cảm, bị tác động rõ rệt trước những lời khen ngợi hay phê bình của bố mẹ, nếu mỗi bữa ăn đều bị phụ huynh dạy dỗ, phàn nàn, trong thâm tâm trẻ sẽ dần cảm thấy ăn uống là một gánh nặng, từ đó đương nhiên không có hứng ăn uống.

Chuyên gia cho biết, các bậc phụ huynh nên tạo ra một không khí ăn uống vui vẻ dễ chịu cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy ăn cơm là một việc rất vui, như vậy mới không làm cho trẻ có tâm trạng đối kháng với bữa ăn.

Thực đơn giống nhau hằng ngày

Trên thực tế một số phụ huynh rất chú trọng dinh dưỡng, mỗi ngày đều có một thực đơn đã đinh sẵn, ví dụ bữa sáng ăn cháo và trứng, bữa trưa cơm với cá thịt và rau xanh, tối lại ăn mỳ tôm nấu sườn. Nhìn qua thì tưởng đây là một thực đơn lý tưởng, có cá, thịt và trứng lại kết hợp cơm, rau. Tuy nhiên, dần dần bố mẹ sẽ phát hiện, thói quen ăn uống của trẻ ngày càng kém.

Món ăn cho dù có dinh dưỡng như thế nào nhưng ăn thời gian dài cũng cảm thấy chán, bố mẹ hãy nghĩ xem, bản thân mình cũng như vậy thôi. Nếu trẻ không thích ăn cơm, bố mẹ hãy nghĩ đến có phải do thức ăn không ngon hay không, tốt nhất là học cách làm một số món ăn mới, làm cho trẻ hào hứng ăn uống mỗi ngày.

Không để trẻ tự mình xúc ăn

Những bậc phụ huynh cẩn thận sẽ phát hiện, sau 1 tuổi trẻ sẽ dùng thìa ngoáy vào phần cơm của mình cho vào miệng, tuy nhiên đôi tay của trẻ rất vụng về, thường xuyên rơi vãi món ăn ra hai bên. Lúc đầu bố mẹ có thể khoan dung với trẻ bởi vì hiểu rõ đây là lúc trẻ đang học cách tự làm, nhưng thời gian lâu có thể sẽ không cho trẻ tự mình xúc ăn nữa. Lý do là bố mẹ mất thời gian làm thu dọn, vệ sinh nhà cửa, thứ hai là cảm thấy trẻ tự mình động tay sẽ có hứng chơi hơn là ăn.

Tuy nhiên trên thực tế, ăn cơm cũng là việc của bản thân trẻ, không tự mình động tay làm sao cảm nhận được hứng thú ăn uống. Khuyến nghị bố mẹ nên để cho trẻ tự xúc ăn, có thể chuẩn bị hai bộ dụng cụ ăn, một cho trẻ, một cho mẹ, khi trẻ tự mình ăn mẹ cũng có thể nhân lúc này đút cho trẻ.

Không có món ăn vặt hợp lý đáp ứng cho trẻ

Trong quan niệm của rất nhiều bậc phụ huynh, đồ ăn vặt đã qua chế biến là “thực phẩm rác” nên nghiêm cấm không cho trẻ ăn. Tuy nhiên cũng có một số phụ huynh cho rằng, nếu trẻ ăn vặt vừa lượng thì không có gì không thỏa đáng cả. Trên thực tế hai cách nghĩ này đều không đúng hoàn toàn. Thực phẩm rán chiên qua dầu mỡ, nước ngọt có gas,thực phẩm đóng hộp đích thực không nên cho trẻ sử dụng, nhưng một số đồ ăn vặt như loại bánh quy nhỏ, quả hạt vỏ cứng, bánh mỳ cũng rất có ích để bổ sung thể lực mạnh khỏe cho trẻ.

Ngoài việc lựa chọn món ăn vặt mạnh khỏe ra, bố mẹ cũng nên sắp xếp một thời gian ăn vặt cho trẻ hợp lý. Thông thường không nên ăn món ăn vặt trước khi ăn cơm 1 tiếng, điều này là do dung lượng dạ dày của trẻ bé, ăn xong món ăn vặt sẽ ảnh hưởng đến sự dung nạp các thức ăn chính của trẻ.

Jenny Dương

Theo Mecon

Leave a Reply

Or