Mồ hôi trộm ở bé và cách khắc phục

Khi bé ngủ, mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường và lúc thức dậy rất khó chịu mệt mỏi. Chứng này gọi là đổ mồ hôi trộm. Mồ hôi trộm thường xuất hiện ở những bé thiếu vitamin ở giai đoạn sớm.

Nguyên nhân gây nên mồ hôi trộm

Trong cơ thể con người có hai hệ thần kinh thực vật (đối kháng nhau) là hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm có tác dụng tăng tiết mồ hôi còn hệ phó giao cảm làm giảm tiết mồ hôi. Khi hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh sẽ thúc đẩy các tuyến mồ hôi thải ra nhiều hơn.

Bé dưới 1 tuổi dễ ra mồ hôi nhiều vì hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện, dễ rối loạn. Hiện tượng này thường khi lớn lên sẽ mất đi do hai hệ thần kinh thực vật đã có sự cân bằng. Ngoài ra, chứng ra mồ hôi trộm cũng thường gặp ở những bé thiếu vitamin D.

Khi bé ra mồ hôi nhiều mà không lau kịp, sẽ thấm ngược vào cơ thể khiến bé bị nhiễm lạnh và ốm. Bé cũng dễ bị mất các chất điện giải, làm cơ thể mệt mỏi. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể bé sẽ bị suy kiệt. Ra mồ hôi nhiều cũng dẫn đến hậu quả thiếu canxi nhẹ vì trong thành phần mồ hôi có canxi. Bé sẽ khó ngủ, hay quấy khóc, dễ nôn trớ, són phân, són nước tiểu.

Bé sẽ khó ngủ, hay quấy khóc. Ảnh minh họa: Getty Images

 

Làm cách nào để khắc phục mồ hôi trộm

Phòng ngủ của bé phải luôn thoáng mát, rộng rãi. Mùa hè nóng bức có thể bật điều hòa ở nhiệt độ phòng lý tưởng là 27-28°C, đồng thời cho hơi quạt nước để lưu thông khí hoặc đặt một thau nước trong phòng (chú ý lau khô mồ hôi cho bé trước khi bật điều hòa). Mặc quần áo thoáng mát bằng vải cotton.

Hạn chế các thức ăn sinh nhiệt, cay nóng. Cho bé uống đủ nước. Nên cho bé ăn nhiều loại rau quả có tính mát: rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam. Bổ sung vitamin D: tắm nắng cho bé thường xuyên, bạn nên tận dụng ánh nắng mặt trời vào buổi sáng (trước 9h) và tắm cho bé khoảng 10-30 phút.

Chữa mồ hôi trộm bằng thức ăn

Với những bé đã bắt đầu ăn ngoài việc phơi nắng để bổ sung vitamin D giúp chuyển hóa canxi tốt, mẹ còn có thể chế biến những món ăn dưới đây cho bé nữa đấy

1. Cháo trai

500g trai, 30g lá dâu non, 100g gạo tẻ và gạo nếp, dầu thực vật, gia vị vừa đủ. Pha nước muối loãng ngâm trai khoảng 30 phút, vớt ra rửa sạch, đun sôi với nước. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, rồi xào qua. Lá dâu rửa sạch thái nhỏ. Gạo cho vào nước luộc trai quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho trai, lá dâu vào, nêm vừa gia vị là được. Cho bé ăn làm hai lần trong ngày. Dùng 3-5 ngày.

2. Tim lợn hầm đậu đen

200g tim lợn, 30g lá dâu non, 30g đậu đen, dầu thực vật, gia vị vừa đủ.

Tim lợn rửa sạch, thái nhỏ, ướp gia vị, rồi xào chín. Sau đó đổ nước, thêm đậu đen, hạt sen vào hầm chín khoảng 30 phút, nêm gia vị là được. Cho bé ăn ngày một lần vào lúc đói (ăn cả nước lẫn cái). Dùng trong 5 ngày.

3. Nước lá dâu tằm

Ảnh minh họa: Internet

 

10g lá dâu khô, 5g rau má khô. Cả hai thứ trên rửa sạch cho vào nồi cùng 200 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước uống. Chia làm hai lần cho bé uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.

 Theo ebe

Leave a Reply

Or