Mẹo đơn giản, hiệu quả giúp mẹ bầu “xử đẹp” hiện tượng đầu ti thụt

Có khá nhiều chị em phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng đầu ti thụt vào trong khiến mẹ hết sức lo lắng vì sợ sau sinh mà đầu ti ngắn như vậy sẽ không thể cho con bú được. Vậy mẹ bầu cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này?

Đầu ti hay còn được gọi là núm vú là nơi tập trung một số dây thần kinh cảm giác và ống tuyến dẫn sữa. Nó có thể dài, ngắn, to, nhỏ khác nhau tùy vào cơ địa của từng người. Ngoài chức năng thu nhận cảm giác thì nó còn giúp tiết sữa ra ngoài đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

Dấu hiệu nhân biết đầu ti thụt vào trong

Tình trạng đầu ti thụt vào trong là tình trạng khá phổ biến đối với các chị em phụ nữ, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Và để kiểm tra xem đầu ti có bị thụt vào trong hay không thì mẹ bầu có thể áp dụng cách dùng 2 ngón tay trỏ và giữa ấn vào quầng vú (là vùng màu sẫm xung quanh đầu ti):

Dấu hiệu nhân biết tình trạng đầu ti thụt khi mang thai

Tình trạng đầu ti thụt có thể gây cản trở quá trình cho con bú

  • Nếu đầu ti nhô lên và trở nên cương cứng giữa 2 ngón tay mẹ thì mẹ không bị đầu ti thụt.
  • Nếu không thể nhìn thấy đầu ti của mẹ nhô lên nữa sau khi làm động tác này thì có thể là mẹ đã bị đầu ti thụt.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đầu ti thụt vào trong

Nguyên nhân chủ yếu khiến đầu ti thụt ở các chị em phụ nữ mang thai là do các ống dẫn sữa bị dính liền vào nhau và một phần là do đầu ti quá ngắn nên dễ thụt vào trong.

Nếu không được xử lý khắc phục kịp thời thì sau sinh mẹ sẽ rất khó để cho con bú và thậm chí tình trạng đầu ti thụt còn có thể là dấu hiệu của các trường hợp viêm nhiễm u tuyến vú rất nguy hiểm. Vì thế, khi thấy đầu ti thụt vào trong thì mẹ bầu nên đi khám ngay.

Cách xử lý tình trạng đầu ti thụt vào trong

Thường thì đối với những trường hợp bị đầu ti thụt mức độ nhẹ thì mẹ có thể dùng tay kéo hay nặn, dưới tác dụng cơ học liên tục thì đầu ti sẽ dần nhô ra ngoài. Còn đối với những trường hợp nặng thì mẹ cần phải áp dụng những cách khác để khắc phục, chẳng hạn như:

  • Thực hiện thủ công mỗi ngày bằng việc dùng tay nâng vú lên, tay kia dùng 3 đầu ngón cái, trỏ và giữa túm vào phần quầng vú, kéo đầu ti ra ngoài và đồng thời nhẹ nhàng hướng đầu ti lên trên, xuống dưới, sang trái, sang phải. Thực hiện liên tục trong 15 – 20 phút trước khi đi ngủ hoặc sau khi tắm.
  • Dùng máy hút sữa hoặc máy hút đầu ti để hút ra, sau đó kết hợp dùng đầu ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa kéo ra, thực hiện masasge kết hợp và lau sạch đầu ti.
Mẹ nên làm gì khi bị đầu ti thụt?

Thực hiện xoa nắn, kéo kết hợp massage sẽ giúp đầu ti nhô ra nhanh hơn

  • Nếu đầu ti mẹ bị thụt vào trong do ngực bị phù nề tích nước thì có thể áp dụng cách làm mềm ngực bằng áp lực ngược, giúp đẩy vùng sưng hướng lên trên hoặc ra phía sau để đầu ti nhô ra.
  • Đối với những trường hợp đầu ti thụt quá sâu không thể khắc phục bằng những cách thủ công thì mẹ nên gặp bác sĩ chuyên môn để tìm cách khắc phục hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì tuyệt đối không nên áp dụng cách phẫu thuật vì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Tốt nhất nên đợi sau sinh khoảng 6 tháng (nếu không cho con bú bằng sữa mẹ) và đợi đến khi mẹ hết ở cữ (nếu cho con bú bằng sữa mẹ) mới có thể tiến hành thực hiện phẫu thuật.

Vì vậy, nếu bà bầu bị đầu ti thụt vào sâu bên trong và kéo dài đến sau sinh thì mẹ nên chọn cách thay đổi tư thế cho bé bú sao cho phù hợp để con vẫn được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ tốt nhất.

Conlatatca.vn

Leave a Reply

Or