Giữ con siêu an toàn mọi lúc, mọi nơi

Những mối nguy hiểm lớn nhất với trẻ sơ sinh thường là ngã, bỏng, ngạt thở hoặc bị tan nạn xe cộ. Rất may mắn là tất cả đều có thể phòng ngừa. Ba mẹ chỉ cần bỏ túi những lời khuyên sau!

1/ Ba mẹ cần biết

-Ý thức được những rủi ro nào có thể xảy ra trong các năm đầu đời của bé và cách phòng ngừa.

-Nắm rõ sự phát triển kỹ năng của bé ở từng giai đoạn.

Mong chờ từng cột mốc phát triển của con Mỗi ngày với bé là một niềm vui khám phá mới. Sẽ không có gì lạ khi bé lại phát hiện thêm kỹ năng mới với từng ngày trôi qua. Vào mỗi một độ tuổi, bé sẽ có những cột mốc phát triển khác nhau. Chỉ khi nắm vững được điều này, ba mẹ mới có thể giữ bé an toàn và khỏe mạnh.

-Đặc biết để ý đến con vào khung giờ G bận rộn trong ngày.

-Chủ động giám sát con.

2/ Ba mẹ cần lưu ý

-Trẻ sơ sinh không thể cử động cổ linh hoạt cho đến khi bé được 3-4 tháng tuổi.Trước khoảng thời gian này, sẽ rất khó khăn cho bé để quay đầu khi bị ngạt thở.

-Trước khi có thể tự lật, bé thường tự vặn mình để di chuyển lên hoặc xuống, nguy cơ rớt xuống giường hoặc ghế nếu không được rào là rất cao.

-Bé thích với tay và cầm, nắm những vật lạ, ổ điện hay những đồ vật sắc nhọn không phải ngoại lệ.

3/ Đón con từ viện về nhà

Sau khi sinh, cả nhà luôn mong ngóng từng ngày đưa bé về nhà. Tuy nhiên, mẹ đã đảm bảo môi trường siêu an toàn cho bé chưa?

giữ an toàn cho bé
Cũi hoặc giường ngủ của bé cần phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối

-Giường cũi mới hoặc cũ nhưng nên được sản xuất từ năm 1988 trở đi.

-Kiểm tra các thanh chắn có đủ kiên cố hay không.

-Nệm nằm cho bé nên chắc, phẳng.

-Góc cạnh giường, cũi không sắc nhọn.

-Chỗ nằm của bé nên xa cửa sổ, mà cửa sổ.

-Không đặt quá nhiều gối bông, thú bông cạnh bé.

-Kiểm tra lại độ chắc chắn của các đồ vật treo trên tường.

-Cài đặt máy báo cháy, khói trong phòng của bé.

4/ Hạn chế tình trạng rơi, ngã

-Không bao giờ được lơ là bé, đặc biệt khi bé đang nằm trên giường, ghế hoặc những bề mặt cao khác.

-Nếu điện thoại đổ chuông từ xa khi bạn đang thay tã cho bé, bồng bé theo cùng để trả lời điện thoại hoặc tạm để mặc kệ.

-Trang bị tất cả mọi thứ cần thiết cho bé ở gần giường bé, để bạn không phải di chuyển khi chăm con.

-Với các loại địu bé, mẹ nên sắm hợp với lứa tuổi và cân nặng của bé. Tốt nhất vừa địu vừa giữ bé để đảm bảo an toàn.

5/ Phòng ngừa bỏng lửa hoặc bỏng nước

-Cài chuông báo động khi có lửa hoặc khói, nhớ kiểm tra và thay pin thường xuyên.

-Không cho phép anh xã hay bất kỳ ai khác hút thuốc trong phạm vi nhà ở.

-Trang bị chậu tắm cho bé hoặc cài thiết bị chống bỏng ở máy nước nóng để hạn chế nguy cơ bé bị bỏng nước.

-Trước khi tắm, kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay hoặc cổ tay bạn.

Tắm cho bé và các câu hỏi thường gặp Bạn có thể sẽ cho rằng những việc như chăm sóc, tắm và “làm dáng” … cho bé với bạn là “chuyện nhỏ” vì bạn đã học hỏi từ mẹ mình, từ việc phụ mẹ chăm sóc em và tự chăm sóc chính mình lúc nhỏ cũng như học hỏi mọi người xung quanh. Tuy nhiên, việc tắm cho bé đôi khi sẽ là thách thức không nhỏ và…

-Không vừa trông con vừa uống thức uống nóng.

-Không hâm nóng sữa trong lò vi sóng. Ủ sữa bé trong nồi nước nóng và kiểm tra nhiệt độ bằng cổ tay của mẹ sẽ hợp lý hơn.

6/ Hạn chế nguy cơ ngạt thở do nước

-Chỉ bị chìm trong khoảng 5cm nước, trẻ sơ sinh sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong cho ngạt thở. Luôn luôn đỡ cổ bé khi tắm bé trong chậu hay bồn.

-Sắp xếp mọi dụng cụ cần thiết khi tắm cho bé ở trong tầm với để tránh phải di chuyển.

-Không bao giờ để bé trong bồn tắm một mình hoặc với anh chị em của bé mà không có người lớn giám sát.

-Không nói chuyện điện thoại hoặc làm việc khác khi tắm cho bé. Mẹ nên tập trung chuyên môn vì trên hết là sự an toàn của con.

7/ Nguy cơ ngạt thở phát sinh

-Dùng cuộn giấy vệ sinh đun thử qua vật dụng trong nhà bạn. Nếu đun vừa vật nào, đó chính là nguy cơ có thể làm bé ngạt thở do bị thắt cổ.

-Nếu bé có thói quen ngậm vú giả, mẹ nên mua loại có khoảng chắn đủ lớn bên ngoài để bé không nuốt vào trong. Nên thay cái mới sau 2 tháng sử dụng.

-Không để gối bông, chăn bông, thú bông quá nhiều xung quanh bé.

8/ Phòng ngừa tai nạn khi bé vui chơi

-Không để những vật sắc, nhọn, hay đồ vật nhỏ trong tầm với của bé.

-Không dùng yếm dạng cột.

-Giữ tất cả các loại bao, túi ngoài tầm với của trẻ.

-Không để bé chơi bong bóng cao su.

-Tránh mặc quần áo có dây rút ở cổ hoặc thắt lưng cho bé. Vào mùa đông, nên mặc áo kín cổ thay vì quấn khăn cho bé.

-Tuyệt đối không để kim loại vương vãi lung tung. Một khi bé đã nuốt vào, nguy cơ tổn thương ruột là hết sức nguy hiểm.

9/ An toàn xe cộ

Khi đi xe máy:

-Người ôm bé không ngồi một bên.

-Nên có dây an toàn giữ người ôm bé và người chở.

-Bồng nghiêng bằng hai tay thay vì dựng đứng bé lên.

-Dùng khăn màn mỏng khoác qua vai người ôm bé, cột lại để che nắng, gió bụi cho bé.

-Luôn luôn giữ bé bằng hai tay.

Khi đi xe ô tô:

-Trang bị ghế an toàn cho bé trên xe.

-Thắt dây đai an toàn.

-Lót một tấm khăn sau lưng hoặc dưới chỗ bé ngồi để tạo độ êm ái vừa đủ.

-Không bao giờ được để bé một mình trong xe.

Theo MarryBaby

Leave a Reply

Or