Dưỡng da toàn tập cho bé mùa đông hanh khô

Mùa đông gió lạnh, khí khô có kích thích gây hại cho da bé. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bảo vệ làn da mềm non của bé.

3 chiêu dưỡng da đẹp mùa đông cho bé

1. Tắm, sưởi nắng

Mùa đông ngày nào có ánh nắng mặt trời thì nên tận dụng để cho trẻ tiếp xúc và hít thở không khí trong lành. Đầu tiên nên để lộ mặt và bàn tay cho trẻ. Sau đó thấy thích hợp thì mới lộ một chút cổ, cánh tay hoặc cởi bớt quần áo.

Trong lúc tắm hoặc sưởi nắng, không nên mặc quần áo cho trẻ quá nhiều, quá chật, để càng nhiều ánh mặt trời chiếu đến da trẻ càng tốt. Như vậy sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên nhất định không được để bụng trẻ quá đói hoặc quá no khi tắm nắng nhé.

Dưỡng da toàn tập cho bé trong mùa đông hanh khô

2. Ăn nhiều vitamin A

Trẻ có thể ăn nhiều trứng, gan động vật, rau xanh và hoa quả, một số thực phẩm giàu vitamin A, C và carotein như vừng, mộc nhĩ, cà rốt, nấm, lê, lựu, cam, quýt, hồng v.v…, những thực phẩm này đều là các dưỡng chất có nhiều loại vitamin trợ giúp da của trẻ thao đổi chất. Trong các thực phẩm đó hàm lượng carotein chứa vitamin A là cao nhất, vitamin A lại làm cho da của trẻ trơn mượt.

Ngoài ra, cần cho trẻ bổ sung đủ lượng nước hàng ngày, tốt nhất là uống nước lọc, nếu trẻ không thích uống nước cũng có thể ăn thêm nhiều hoa quả và nước canh rau.

3. Bôi kem bảo vệ da

Do mùa đông nhiệt độ khí thấp, da của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, trẻ ra mồ hôi khá nhiều, tuyến mỡ da bài tiết cũng ít, da rất dễ bị khô, trở nên thô ráp. Thêm vào đó, trẻ lại thích vận động, từ đó dễ làm cho da nứt nẻ, đặc biệt là vùng tay, gót chân và miệng vv. Vì vậy, duy trì da trẻ mềm mại, có tính đàn hồi, sạch sẽ, trơn mượt là rất quan trọng. Hàng ngày khi tắm cho trẻ xong cần bôi kem dưỡng da chuyên dụng cho trẻ, giúp bề mặt da của trẻ hình thành một tấm màng bảo vệ giúp tránh tiết trời khô hanh.

3 điều cấm kỵ khi dưỡng da mùa đông

1. Chỉ ăn món ăn yêu thích

Da của trẻ giống như tóc, yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, quá trình giữ gìn da được gắn liền với chất dinh dưỡng tốt hay xấu. Protein làm cho da tươi sáng, mịn màng. Lượng chất mỡ không đủ sẽ làm cho da khô, màu da tối xạm. Thiếu vitamin A sẽ làm da khô, nẻ. Nguyên tố sắt làm cho bề mặt da hồng hào, thiếu kẽm lại gây viêm da.

Vì vậy, những trẻ ăn món ăn theo sự yêu thích của mình dễ có bệnh về da, các bậc phụ huynh cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống này của trẻ, cần đảm bảo ăn uống cân bằng dinh dưỡng.

2. Tắm nước quá nóng

Mùa đông thời tiết buổi tối càng lạnh, vì vậy rất nhiều trẻ ngại cởi hết quần áo đi tắm, mẹ cũng sợ trẻ bị lạnh nên bật nước quá nóng cho trẻ tắm, làm cho da trẻ ngứa ngáy. Cho trẻ tắm nên cho nước lạnh vào trước, sau đó mới pha nước nóng, cho nhiệt độ khoàng 37-40 độ. Lượng nước cần nhiều một chút, có thể phủ đầy toàn bộ cơ thể của trẻ trừ đầu và cổ. Thời gian tắm không nên vượt quá 10 phút.

3. Mặc không thích hợp

Cần cho trẻ mặc quần áo thoải mái, đi dày thông khí. Nếu quần áo và đi giày quá chặt không chỉ hạn chế hoạt động của trẻ mà còn không có lợi cho tuần hoàn máu, như vậy không dễ sinh nhiệt giữ ấm, cũng không có lợi cho sự phát triển của trẻ. Cách giữ ấm tốt nhất là làm cho toàn thân trẻ, đặc biệt là tuần hoàn máu ở phần tay, chân thông suốt. Có thể cho trẻ mặc quần yếm để giúp trẻ bảo vệ bụng. Một số trẻ thích chạy nhảy, hoạt động, những chiếc quần bụng trễ hoặc lỏng lưng dễ tuột xuống làm cho bụng trẻ bị lạnh.

Dưỡng da toàn tập cho bé trong mùa đông hanh khô

Những lưu ý bảo vệ da:

1. Cẩn thận khi dùng kem dưỡng da người lớn

Rất nhiều bà mẹ ý thức được mùa đông da khô, nên bôi kem dưỡng da người lớn cho trẻ, nhưng kết quả lại làm cho da trẻ xấu đi, nặng sẽ bị dị ứng. Một số sản phẩm dưỡng da còn có hormone, sử dụng có thể làm cho trẻ dậy thì sớm.

Dùng sản phẩm bảo vệ da cho trẻ là loại trung hòa, không thích thích. Quan trọng nhất là giảm bớt tiếp xúc với chất kích thích và duy trì hàm lượng mỡ trong da để giữ độ ẩm cho da.

2. Ra ngoài hoạt động cần chú ý

Mùa đông cho trẻ ra bên ngoài giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường sức đề kháng cho trẻ và giúp phòng tránh một số bệnh về da. Các bậc phụ huynh không nên có quan niệm sai lầm là sợ con lạnh nên chỉ cho con ở trong nhà, mà nên cho trẻ ra ngoài hoạt động, tiếp xúc với không khí lạnh và ánh mặt trời. Thời tiết quá lạnh thì không để lộ bộ phận cơ thể ra ngoài, nên đeo găng tay, đi tất dày, đội mũ che tai và đeo khẩu trang. Ngoài ra khi ra ngoài hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với đất cát, giảm bớt nứt nẻ da và gây tê cóng.

3. Lạm dụng thuốc uống

Mùa đông da trẻ dễ bị các bệnh như chàm, phát ban do tã gây ra, viêm da dị ứng…, bố mẹ nên cố gắng đưa trẻ đến viện khám khi trẻ có hiện tượng này, không nên chưa rõ nguyên nhân bệnh tự mình lạm dụng thuốc uống. Nhiều loại thuốc có thể gây ra chàm, phá hỏng da như penicillin, streptomycin, chloramphenicol, phenylbutazon, sulfonamides, aspirin v.v… Đồng thời không uống thuốc đúng bệnh sẽ làm chậm cơ hội chữa trị bệnh. Khi ở nhà, bố mẹ nên thường xuyên cắt móng tay, chân và giữ vệ sinh móng tay chân cho trẻ, tránh không cho móng tay tổn thương đến da.

4. Ăn uống cân bằng dinh dưỡng

Mùa đông chuẩn bị nhiều dinh dưỡng phong phú, món ăn kết hợp hài hòa. Mỗi ngày ngoài 2 bữa cho trẻ ăn cháo, còn bổ sung thêm các sản phẩm tử đậu nành, trứng luộc và cá, gan xay nhuyễn v.v…

5. Uống nhiều nước

Mùa đông miệng trẻ luôn khô, thậm chí tróc da môi. Trên da môi không có tuyến mồ hôi và chất mỡ bài tiết, trẻ lại thích liếm môi, như thế không làm ẩm cho môi mà còn tăng nhanh lượng nước ở môi bốc hơi, làm cho môi càng khô rát. Lúc này uống nhiều nước là cách tốt nhất giúp trẻ giữ môi mọng, ẩm ướt.

 

 

theo: mecon

Leave a Reply

Or