Cẩm nang giúp bé ăn dặm – Phần 1

Ăn dặm là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình phát triển của các em bé. Song đôi lúc nhiều  ba mẹ tỏ ra khá “loáng thoáng” về những kiến thức cho bé ăn dặm. Bài viết mang tới nhiều sẻ chia để giúp ba mẹ nuôi dạy bé tốt hơn.

Thời điểm tập ăn dặm cho bé

Ba mẹ có thể cho bé tập quen với đồ ăn xay nhuyễn bất cứ lúc nào bé được 4 đến 6 tháng tuổi. Song song với tập ăn dặm, ba mẹ vẫn cho trẻ bú mẹ và uống sữa công thức vì đây vẫn là nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng chính cho bé mỗi ngày.

Các chuyên gia cũng khuyến khích mẹ cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, việc tập cho trẻ ăn đồ ăn đặc hơn giúp trẻ rèn luyện khả năng nhai, nuốt và các phản xạ ăn uống khác.  Đồng thời, đây cũng là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ đang hoàn thiện hơn, ba mẹ cần giúp bé luyện tập với thức ăn cứng hơn để đường ruột của trẻ trưởng thành hơn.

Cẩm nang giúp bé ăn dặm

Dấu hiệu bé yêu sẵn sàng ăn dặm

Nhiều  biểu hiển rõ ràng của trẻ sẽ cho ba mẹ biết các thiên thần của chúng ta đã sẵn sàng với bữa ăn dặm.

  1. Bé đủ cứng cáp để có thể kiểm soát được hoạt động của đầu và cổ, bé có thể giữ đầu thẳng đứng, thăng bằng và hướng nhìn tới vị trí mà bé muốn.
  2. Bé có thể ngồi vững chắc nhờ có sự hỗ trợ của bố mẹ. Ngay cả khi bé không thể tự ngồi trên ghế dành cho mình thì bé vẫn có thể ngồi thẳng để việc nhai nuốt được thuận lợi
  3. Bé không còn phản xạ đẩy thức ăn ra bằng lưỡi nữa, bé biết giữ thức ăn trong miệng và nhai nó.
  4. Miệng và lưỡi của bé phát triển đồng bộ với hệ thống tiêu hóa, giúp bé có thể di chuyển thức ăn vào trong, nhai và nuốt. Khi bé học được cách nuốt thức ăn, bé sẽ ít chảy nước bọt hơn. Tuy nhiên nếu bé mọc răng thì bé vẫn sẽ có nhiều nước bọt.
  5. Bé tăng cân đang kể. Hầu hết các em bé sẵn sàng ăn đồ ăn sệt khi cân nặng của bé tăng gấp đôi so với khi sinh ra và ít nhất bé được 4 tháng tuổi.
  6. Bé cảm thấy thèm ăn. Bé có vẻ đói và đói ngay cả khi bé bú sữa mẹ hay uống sữa công thức nhiều lần trong ngày.
  7. Bé thấy tò mò về thức ăn. Bé yêu của bạn bắt đầu chú ý đến những gì mà bạn ăn hoặc với lấy thức ăn. Bé theo dõi cách mà bạn đưa thức ăn từ bát lên miệng.

Dau hieu be da san sang an dam

Ba mẹ nên bắt đầu ăn dặm như thế nào

Ba mẹ tập cho bé ăn dặm bằng bột xay nhuyễn, có thể bắt đầu  bằng bột trẻ em, ngũ cốc, khoai lang, bí, táo hay lê. Ba mẹ trộn bột xay nhuyễn với sữa mẹ hoặc sữa công thức để tạo thành hỗn hợp pha loãng cho trẻ dễ ăn.

Ba mẹ dùng một chiếc thìa nhựa mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé. Nếu em bé có vẻ không quan tâm tới việc ăn bằng thìa, mẹ có thể cho bé ngửi thấy mùi và hương vị của thức ăn, chờ tới khi bé có cảm giác muốn ăn.

Khi mới tập ăn dặm, ba mẹ cho bé ăn đồ ăn sệt 1 lần 1 ngày, bất cứ khi nào bé cảm thấy vui vẻ thoải mái. Khi mới đầu, em bé không thể ăn nhiều nhưng bé sẽ quen dần trong những lần sau vì các bé đều cần thời gian để học cách nhai, nuốt.

Dần dần ba mẹ tăng lượng thức ăn dặm cho bé và sữa pha kèm cũng ít đi để tăng độ đặc sệt. Ba mẹ cũng học cho bé thưởng thức nhiều mùi vị thức ăn dặm khác nhau để bé có một khẩu phần ăn đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng. Mặc dù việc tập cho trẻ ăn một món mới không hề đơn giản.

Bé ăn dặm như thế nào?

Mới đầu, hãy cho bé ăn mỗi ngày một bữa ăn đặc sệt. Khi nào bé được 6 – 7 tháng, ba mẹ tăng lên 2 bữa một ngày, tăng lên 3 bữa khi bé được 8 tháng.

Khẩu phần ăn của bé khi 8 tháng tuổi sẽ bao gồm:

  • Sữa mẹ và sữa công thức giúp bổ sung sắt
  • Ngũ cốc để bổ sung khoáng chất sắt
  • Thực phẩm có màu xanh, vàng, da cam
  • Hoa quả
  • Một chút protein từ thịt, đậu phụ…

Sau đó, em bé có thể tham gia vào các bữa ăn gia đình với thức ăn được chuẩn bị riêng. Bé có thể học được cách ăn uống nhanh hơn từ các thành viên khác trong gia đình. Và không khí ấm cúng của bữa ăn gia đình cũng giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Leave a Reply

Or