Xử trí, phòng bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ mùa nắng nóng

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi.

viem-duong-ho-hap-o-tre-nho-webphunu.net
Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi.

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Viêm đường hô hấp được chia làm 2 loại: viêm đường hô hấp trên gồm viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm VA, Amidan. Viêm đường hô hấp dưới gồm viêm thanh quản, khí quản, phế quản và viêm phổi.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ

Theo sự hiểu biết thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp dễ xảy ra khi bị nhiễm lạnh, nên mới có từ “cảm lạnh” trong dân gian. Thật ra, trẻ vẫn có thể bị nhiễm lạnh ngay cả khi thời tiết nóng.

Trong đó, các nguyên nhân khiến trẻ nhiễm lạnh trong thời tiết nắng nóng là do uống nước lạnh, nước đá quá nhiều; nằm quạt, máy lạnh để nhiệt độ thấp liên tục; trẻ nhỏ bị trùm kín quá mức khiến cơ thể đổ mồ hôi, đến khi cởi đồ, thay đồ, thay tã gặp lạnh, mồ hôi bốc hơi nhanh gây mất nhiệt trong cơ thể.

Trẻ nhỏ hay mắc bệnh đường hô hấp vì đường hô hấp chưa phát triển đầy đủ, đường thở nhỏ, ngắn nên dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn và dễ tắc nghẹt. Hơn nữa hệ miễn dịch của trẻ cũng chưa vững mạnh. Ngoài ra, do trẻ hít thở trong một phút nhiều lần hơn người lớn nên dễ mắc bệnh hơn.

Đặc biệt, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ đẻ thấp cân, suy dinh dưỡng, còi xương, trẻ mắc những bệnh như: sởi, thủy đậu; hoặc thời tiết thay đổi, khí hậu lạnh, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm là những yếu tố nguy cơ làm cho trẻ dễ mắc bệnh hơn.

Biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp

– Sốt là biểu hiện quan trọng đầu tiên. Sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn. Thân nhiệt thường là 39 độ C trở lên.

– Sổ mũi và chảy nước mũi. Đứa trẻ sẽ bị chảy dịch mũi với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi. Dịch mũi về bản chất là một dịch viêm bảo vệ nhưng nó lại là thủ phạm lan truyền mầm bệnh vì dịch mũi rất nhiều mầm bệnh. Nó chính là thủ phậm lây bệnh từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ đường hô hấp trên sang đường hô hấp dưới.

– Ho là một biểu hiện mà gần như có mặt trong mọi bệnh viêm đường hô hấp trên. Viêm mũi đứa trẻ cũng ho, viêm họng cũng ho mà viêm thanh quản cũng ho. Vì lí do thành họng của trẻ rất nhạy cảm cộng với tình trạng tiết dịch nhiều nên ho thường là một triệu chứng phổ biến. Ho có nhiều loại: ho thành cơn, ho  khan, ho có đờm…Ho là biểu hiện đầu tiên cũng là biểu hiện cuối cùng báo hiệu chấm dứt hoàn toàn đợt viêm nhiễm. Thông thường ho là có lợi nhưng nếu không kiểm soát tốt, ho lại làm cho đứa trẻ mệt, mất ngủ, nôn trớ…

– Khó thở là một triệu chứng không đặc thù của viêm đường hô hấp trên. Nó thường là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp dưới nhưng trong trường hợp đứa trẻ bị viêm thanh quản thì rất có thể sẽ bị khó thở. Khó thở là triệu chứng rất ít gặp nhưng đã gặp thì rất đáng ngại, Biểu hiện thường thấy là đứa trẻ phải rít thở, thở khò khè…

Do đó, nếu phát hiện những dấu hiệu trên ở trẻ, cha mẹ cần đưa con đi khám ngay để có hướng điều trị kịp thời bởi bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ dễ dẫn đến viêm xuống phế quản hoặc viêm phổi.

Xử trí đúng cách khi trẻ bị viêm đường hô hấp

viem-duong-ho-hap-o-tre-nho-webphunu.net
Cần theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng cách cặp nhiệt độ.

Khi nghi trẻ bị sốt cần cặp nhiệt độ cho trẻ, không nên dùng tay của người lớn sờ vào trán của trẻ rồi dự đoán trẻ sốt hay không. Khi nhiệt độ vượt quá 37,5ºC cần làm giảm thân nhiệt cho trẻ bằng cách lau nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 2 độ) ở trán, nách, bẹn và cần cho trẻ uống nhiều nước. Nước uống tốt nhất là nước cam, chanh tươi, dung dịch orezol, tùy theo độ tuổi mà cho uống liều lượng thích hợp.

Nếu thấy nhiệt độ của trẻ không thuyên giảm nhưng chưa thể đưa trẻ đi khám bệnh ngay được thì có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt loại paracetamol theo liều dùng trung bình là 10 – 15mg/1kg cân nặng của trẻ/lần, cứ sau 4 giờ cho uống 1 lần. Tốt nhất là dùng thuốc paracetamol loại đầu đạn đặt vào hậu môn cho trẻ theo liều lượng: trẻ từ 1 – 4 tháng/tuổi dùng 80mg/lần, trẻ từ 5-24 tháng/tuổi dùng 150mg/lần và cũng sau 4 giờ đặt lại nếu thân nhiệt của trẻ chưa giảm xuống.

Cần theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng cách cặp nhiệt độ, nếu nhiệt độ vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn tăng lên; trẻ mệt mỏi, quấy khóc nhiều thậm chí có khó thở, môi tím tái và có thể có rối loạn tiêu hoá như nôn, buồn nôn, tiêu chảy thì nguy cơ trẻ có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, cần khẩn trương cho trẻ đi khám bệnh ở cơ sở y tế gần nhất.

Tuyệt đối không nên tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống. Vì việc điều trị kháng sinh nhiều đợt kéo dài là hoàn toàn không nên vì sẽ làm tăng men gan, ảnh hưởng tiêu hóa cho bé vì kháng sinh tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi cho cơ thể.

Cách phòng tránh các bệnh đường hô hấp cho trẻ

viem-duong-ho-hap-o-tre-nho-webphunu.net
Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ thêm rau xanh chứa nhiều vitamin A, C, chất khoáng, uống nhiều nước, bú mẹ để tăng cường sức đề kháng.

– Hạn chế cho trẻ ra ngoài khi trời nắng gắt. Nếu có cho trẻ ra ngoài, bạn phải đội mũ kín mặt, kín đầu cho trẻ, mặc áo dài tay trùm cả người bằng chất liệu mát để nắng không chiếu được vào người trẻ. Bạn có thể cởi bớt áo chống nắng khi bé đã vào chỗ râm mát nhưng không cởi quá nhiều, tránh bé bị lạnh đột ngột.

– Không cho quạt xoáy thẳng vào trẻ khi trẻ chơi hoặc đang nằm ngủ (kể cả ban ngày lẫn ban đêm).

– Không cho trẻ ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ chênh lệch vượt quá xa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời (ngay cả trẻ lớn). Tránh việc đột ngột cho bé ra ngoài bằng cách trước khi cho bé ra ngoài phải bật điều hòa lên khoảng gần bằng với nhiệt độ ở ngoài, mở cừa và đứng giữa cửa khoảng vài phút để bé thích nghi với nhiệt độ.

– Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách: Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ thêm rau xanh chứa nhiều vitamin A, C, chất khoáng. Cho trẻ ăn thêm cá, thịt và đặc biệt không thể thiếu sữa mẹ. Bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước một ngày để bù nước. Lưu ý: không nên cho trẻ ăn kem hoặc uống nước có đá vì đây chính là nguyên nhận gây nên viêm họng ở trẻ.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn và  vệ sinh mỗi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

 – Cho trẻ sống ở môi trường trong lành, đảm bảo vệ sinh nơi ở và tránh các tác nhân gây ô nhiễm lại gần trẻ như thuốc lá, khói bụi; cần cách ly trẻ khỏi những người bị cúm, ho, sổ mũi….

Ngoài những cách phòng bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ như trên, bạn cũng cần lựa vào thời gian, cơ thể của bé mà chăm sóc cho hợp lý. Dù thế nào bạn cũng cần lưu ý chăm sóc bé cả thể chất bên trong lẫn bên ngoài để phòng tránh bệnh khác./.

Tổng hợp

Theo Webphunu

2 thoughts on “Xử trí, phòng bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ mùa nắng nóng

Leave a Reply

Or