Vượt qua tâm trạng thất thường khi mang thai

Hồi hộp, sợ hãi, hay vô cùng bối rối? Ngay từ khi đón nhận niềm hạnh phúc được mang thai, thế giới xung quanh dường như đổi khác hoàn toàn trong mắt bạn. Hãy lắng nghe những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia.

Tôi rất mệt mỏi!

Chuyên gia sản khoa Jane Munro, thuộc trường Royal College of Midwives nói: “Bạn thường cảm thấy mệt mỏi nhanh hơn bình thường, nguyên nhân là do sự gia tăng của các hormones thai kỳ và những thay đổi diễn ra khi có một mầm sống đang phát triển trong cơ thể bạn. Có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi bụng bạn đang dần nhô lên trong thời điểm giữa thai kỳ, nhưng rồi mọi chuyện sẽ trở lại bình thường ở vài tháng tiếp theo, khi bụng của bạn đã lớn lên thấy rõ”.

Điều bạn nên làm

– Kiểm tra nồng độ sắt: Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được kiểm tra nồng độ sắt. Có thể bạn đang bị thiếu máu với những triệu chứng bao gồm cả cảm giác mệt mỏi. Có thể bác sĩ sẽ đề nghị bạn bổ sung thêm sắt.

– Ăn ít và thường xuyên: Duy trì lựa chọn các món ăn như bánh yến mạch và phô mai, một nắm các loại hạt không ướp muối hoặc một chiếc bánh mì sandwich.

– Thư giãn! Đây là điều quan trọng nhất mà bạn cần làm. Vì vậy, hãy giảm bớt những công việc lặt vặt, tranh thủ ngủ khi có thể và lên giường sớm hơn vào mỗi tối.

Tôi rất hay quên!

Cho dù đó là quên giữa chừng câu mà bạn đang định nói, hay phải lục tung lên để kiếm chiếc ví tiền thì hầu hết các phụ nữ mang thai đều nói rằng trí nhớ của họ rất tồi tệ.Tuy nhiên, chuyên gia Jane cho biết: “Những quan niệm cho rằng phụ nữ mang thai sẽ có “trí nhớ của một đứa trẻ” là hoàn toàn sai lầm. Thật vậy, một nghiên cứu được thực hiện trên 1200 phụ nữ cho thấy không có sự khác nhau giữa tính hay quên của phụ nữ mang thai và phụ nữ không mang thai. Nhiều phụ nữ mang thai thường suy nghĩ rằng họ có tính hay quên, bởi họ cho rằng đó là những biểu hiện bình thường của phụ nữ mang thai – và những người trong gia đình hay đồng nghiệp của họ cũng có suy nghĩ như vậy”.

lam the nao vuot qua tam trang bat thuong khi dang mang thai

Điều bạn nên làm:

– Viết ra danh sách những việc cần làm và thực hiện theo thời gian biểu hằng ngày.

– Giảm căng thẳng trong cuộc sống của bạn bằng cách chuyển giao bớt việc nhà cho chồng và hạn chế làm những công việc không cần thiết, đồng thời giảm bớt trách nhiệm xã hội cho chính bạn.

Tôi cảm lấy lo lắng!

Chính vì bạn cảm thấy rất hạnh phúc khi mang thai nên bạn sẽ cảm thấy lo lắng một cách tự nhiên. Bạn có thể lo lắng về nguy cơ sẩy thai, về sức khỏe của em bé trong bụng, về quá trình sinh nở hoặc về việc bạn sẽ trở thành một người mẹ như thế nào. Khi các hormones của bạn tăng lên, chỉ cần những lo lắng nhỏ cũng có thể khiến bạn cảm thấy như đã đến ngày tận thế – điều này là hoàn toàn bình thường! Sau đó có thể bạn sẽ cảm thấy hối tiếc vì sao mình không lạc quan hơn trong những tình huống như vậy, nhưng điều này cũng chẳng giải quyết được gì…

Điều bạn nên làm

– Nói về sự lo lắng: hãy chia sẻ những mối bận tâm của bạn với chồng, với một người bạn thân, hoặc với những phụ nữ mang thai khác. “Bạn sẽ cảm thấy thật thoải mái và dễ chịu khi không còn một mối bận tâm nào, nhưng nếu bạn cảm thấy luôn luôn trong tình trạng lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn”.

– Học cách thư giãn: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc bơi sẽ giúp giảm căng thẳng và nâng cao tình thần của bạn. Thử tham gia những lớp học dành riêng cho phụ nữ mang thai như lớp học yoga, pilate hay các lớp thể dục dưới nước dành cho bà bầu. Tại đây, bạn có thể gặp gỡ với những phụ nữ mang thai khác và có thể chia sẻ những lo lắng và giúp đỡ lẫn nhau!

– Nâng niu bản thân: Có thể là dành thời gian mua sắm áo quần bà bầu thật đẹp hoặc đến các trung tâm chăm sóc sắc đẹp cho bà bầu, đi mát xa chân. Sau khi em bé ra đời, bạn sẽ không còn thời gian để tận hưởng những điều này nữa, vì vậy hãy tranh thủ thật tốt thời gian này!

Tôi khóc thường xuyên!

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn nhận ra mình rất dễ khóc, cho dù là chỉ nhìn ngắm bức ảnh của một em bé hoặc nghe một câu chuyện buồn.

Chuyên gia Jane nói: “Bạn có rất nhiều estrogen tăng cường trong 3 tháng đầu (0 – 12 tuần), nó sẽ khiến bạn dễ bị xúc động và rơi nước mắt. Nguyên nhân cũng có thể là do bạn rất lo lắng. Nhưng tin tốt lành là những estrogen tăng cường này có thể thúc đẩy cảm xúc hạnh phúc và lạc quan. Tuy nhiên, nếu bạn đang cảm thấy buồn trong một thời gian dài, hãy nói với bác sĩ”.

Điều bạn nên làm

– Nói với mọi người chuyện gì đang xảy ra – giải thích với họ rằng bạn khóc không phải do lỗi của họ mà là do sự nhạy cảm của bạn trong thời gian này.

– Đừng xấu hổ – sự nhạy cảm này chính là một phần của thai kỳ, giống như cảm giác mệt mỏi và buồn nôn.

Tôi thích chăm sóc gia đình!

Trong những tuần cuối của thai kỳ, bỗng dưng bạn cảm thấy say mê kỳ lạ với công việc nấu nướng, lau dọn và sắp xếp nhà cửa? Đó chính là bản năng đã được hình thành tự nhiên bên trong mỗi người phụ nữ. Không có nghiên cứu nào về điều này, nhưng các bác sĩ và những phụ nữ mang thai đều thừa nhận điều này. Đây chính là dấu hiệu của sự khởi đầu của việc sinh nở. Điều này có thể do những thay đổi về hormones. Những hoạt động này rất tốt, chúng sẽ giúp bạn tập trung tâm trí vào và quên đi mọi thứ.

Điều bạn nên làm

Giữ an toàn: Không leo cầu thang hoặc đứng thăng bằng trên các vật dụng khác, và tránh hít thở các hóa chất độc hại trong một không gian chật hẹp. Hãy lắng nghe cơ thể bạn và không nên làm việc quá sức.

Tôi cảm thấy ham muốn nhiều hơn!

Đây có vẻ là một tin mới đối với bạn nếu bạn vẫn còn ở trong giai đoạn buồn nôn và kiệt sức trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng sự thật là phụ nữ mang thai thường có nhu cầu tình dục tăng cao hơn thường lệ.

Tất cả những điều này bắt nguồn từ sự gia tăng nồng độ estrogen và cả hormones nam (testosterone) trong cơ thể bạn, có thể ảnh hưởng đáng kể đến ham muốn của bạn. Cơ thể của bạn cũng sản sinh ra nhiều máu hơn bình thường, do đó, mỗi bộ phận trong cơ thể bạn đều trở nên siêu nhạy cảm. Ngay cả cảm xúc lên đỉnh của bạn cũng mãnh liệt hơn trước.

Chuyên gia Jane nói: “Hoàn toàn an toàn nếu muốn “yêu” khi mang thai. Dương vật của người chồng không thể vào quá sâu trong âm đạo, vì thế không thể làm tổn thương thai nhi. Nhưng sẽ có nguy cơ nhiễm trùng một khi nước ối của bạn bị vỡ. Ngoài ra, đừng quan hệ khi bạn bị chảy máu – nếu bị chảy máu, hãy báo với bác sĩ”.

Điều bạn nên làm

– Thử nghiệm! Khi bụng của bạn bắt đầu phát triển, hãy thử tìm ra niềm vui với những tư thế khác nhau. –

Đừng lo lắng nếu bạn không đạt được cảm xúc: “Nhu cầu tình dục có thể khác nhau” – chuyên gia Jane cho biết. “Điều quan trọng nhất là bạn phải nói với chồng về cảm giác của bạn”. Thử thực hiện những cách gần gũi khác như âu yếm hay mát xa.

Cảm thấy rất tồi tệ?

Có đến ít nhất 10% phụ nữ bị trầm cảm trong thời gian mang thai, hầu hết là trong những giai đoạn cuối của thai kỳ. Các triệu chứng này có thể bao gồm cảm giác mệt mỏi nhưng không thể ngủ được; ăn quá ít hoặc quá nhiều; sợ các không gian mở, khóc rất nhiều, cảm giác cô độc, ngập chìm trong stress và lo sợ, các các triệu chứng OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế), không còn ham thích bất cứ điều gì hoặc thậm chí không bận tâm đến thai kỳ nữa.

Nếu bạn cho rằng có thể bạn bị trầm cảm, hãy trò chuyện với bác sĩ của bạn để được tư vấn và hỗ trợ. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê thuốc chống trầm cảm cho bạn.

 

 

theo: mecon

Leave a Reply

Or