Vì sao không nên “cầm” khi trẻ bị tiêu chảy

Bà mẹ nào có con nhỏ bị tiêu chảy cũng thấy đắng chát cả miệng, khô khốc cổ họng và chỉ mong sao cho bé cầm ngay tức khắc, nhưng không phải cầm được ngay là tốt mà hãybình tĩnh cho con uống bù nước biển khô hoặc nước muối để bù lại lượng nước đã mất nhé!

 

Sau đó là xem xét các thức ăn con đã nạp như sữa, đồ ăn dặm, thịt, cá… để loại trừ con có thể bị rối loạn tiêu hóa. Nếu nghi ngờ và k rõ nguyên nhân, tốt nhất các mẹ đưa bé đến bác sĩ chẩn đoán nhé

Thói quen của người dân là khi trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều lần phải tìm mọi cách “cầm” lại mới khỏi. Tuy nhiên, đó chỉ là khỏi bệnh giả tạo.

Trẻ bị đi ngoài chủ yếu nhiễm khuẩn, nhiễm rotavirus, nấm, hóa chất… Tiêu chảy là phản xạ tự nhiên rất cần thiết của trẻ để tống xuất hết các tác nhân gây bệnh ra khỏi đường tiêu hóa. Nếu sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy, các tác nhân gây bệnh vẫn ở lại trong đường tiêu hóa, khiến bệnh lâu khỏi hơn, thậm chí nặng thêm.

Tiêu chảy do rotavirus thường có các biểu hiện sốt nhẹ, quấy khóc, hơi mệt, nôn, tiêu chảy… và chỉ kéo dài trong 3 – 7 ngày. Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, màu vàng chanh hoặc trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải. Lúc này, việc làm đúng nhất là bù nước đúng cách cho trẻ bằng oresol, sau vài ba ngày vi rút được loại thải ra ngoài trẻ sẽ hết bệnh.

Tre-tieu-chay

Hiện tượng trẻ bị tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh không phải là hiếm do các thành phần trong thuốc kháng sinh đã tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Tiêu chảy do kháng sinh thường có những biểu hiện khá giống với tiêu chảy do nhiễm khuẩn.

Trẻ sẽ bị đau bụng, phân sống, phân lỏng lẫn nhầy mũi, đi ngoài nhiều lần trong ngày, không hôi thối. Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị tiêu chảy do thuốc kháng sinh nếu bé bị tình trạng này sau khi dùng thuốc từ 2-5 ngày.

Tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh không chấm dứt ngay sau khi ngừng thuốc, trẻ vẫn cần thời gian hồi phục. Tình trạng tiêu chảy thường khiến trẻ bị hăm đỏ hậu môn, gây đau; nếu kéo dài, trẻ sẽ bị mất nước, rối loạn điện giải và gầy sút.
Khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống nhiều nước, chọn thức ăn mềm dễ tiêu hóa, ăn nhiều bữa nhỏ thay vì một bữa ăn lớn, tránh các thực phẩm kích thích, nhiều gia vị. Đồng thời, bổ sung các loại men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn để giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ.

Trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, chất độc, dùng thuốc cầm ngay tiêu chảy là không có lợi, cơ thể cần tiêu chảy để tống chất độc ra khỏi cơ thể. Chỉ khi tiêu chảy không khu trú, kéo dài mới tính đến chuyện dùng thuốc cầm tiêu chảy.

Chỉ khi xác nhận nguyên nhân gây tiêu chảy mới dùng thuốc đặc hiệu như bị nhiễm khuẩn sẽ dùng kháng sinh, nhiễm ký sinh trùng dùng thuốc trị ký sinh trùng (như bị lỵ amip dùng metronidazol…), bị viêm loét đại tràng có thể dùng thuốc chống viêm glucocorticoid… Muốn sử dụng các thuốc đặc hiệu phải có sự chẩn đoán của bác sĩ và phải dùng thuốc theo chỉ định.

Với các trường hợp nặng: tiêu chảy cấp (trên 10 lần/ngày) hoặc tiêu chảy kéo dài (trên 3 lần/ngày và kéo dài trên 2 tuần), hoặc tiêu chảy xuất hiện nhầy máu, cần đi khám hoặc xét nghiệm phân để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, chăm sóc và điều trị cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ

Theo Infonet.vn

Leave a Reply

Or