Vì sao bé biếng ăn?

Để bé yêu chịu ăn và ăn ngon miệng đòi hỏi tài khéo léo của một bà mẹ. Thế nhưng, rất nhiều bà mẹ vấp phải sự “phản kháng” của con trong bữa ăn mà không hề biết nguyên nhân vì sao.

Giải thích vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nguyên nhân khiến bé biếng ăn không xuất phát từ bé mà chủ yếu từ phía người lớn.

tre-bieng-an

Ngày nào cũng vậy, sau khi đón con ở trường về, chị Thy lại bắt đầu hành trình “vật lộn” với Na để bé ăn bữa tối đạt chuẩn dinh dưỡng. Một hộp sữa, một phần cơm gồm món mặn và canh nhưng ngày nào chị cũng mất gần hai giờ đồng hồ cho bé ăn. Lâu ngày thành lệ, hễ thấy mẹ mang cơm ra là Na khóc ré lên, cuống cuồng tìm mọi cách để không phải ăn. Mệt mỏi, chị tìm đến chuyên gia dinh dưỡng. Trao đổi với bác sĩ, chị nhận ra Na biếng ăn là do bị mẹ ép ăn.

Mẹ mệt, con sợ, hiệu quả không như ý

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, cho biết hiện nay tình trạng này rất phổ biến ở các gia đình trẻ. Hầu như ngày nào khoa Dinh dưỡng cũng tư vấn hàng chục tường hợp như vậy. Mẹ càng cố ép thì bé càng biếng ăn, hậu quả là hễ thấy đồ ăn thì bé khóc ré lên, không muốn ăn hay viện đủ lý do để từ chối, thậm chí còn nôn ói vì sợ hãi. Điều đáng nói là phần lớn các bà mẹ không ai nhận ra nguyên nhân bé biếng ăn xuất phát từ người lớn.tre-bieng-an1

Có những bà mẹ vì muốn con mình ăn đủ, ăn đúng theo chỉ tiêu nên ra sức ép ngay cả những lúc bé bệnh. Việc làm này càng mang lại hệ quả nặng nề hơn. Bác sĩ Hậu phân tích, thông thường, khi mang bệnh, cơ thể trẻ mệt mỏi nên không thể nạp vào một lượng lớn thức ăn như ngày thường, bé cần được ăn nhiều bữa nhỏ với thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Khi bị ép ăn,  trẻ bứt rứt khó chịu; bé nào không chịu được thì ói mửa, đã mệt càng mệt hơn và trở nên biếng ăn sau đợt bệnh và thời gian phục hồi càng kéo dài hơn. Trong khi đó, ở những bé không biếng ăn, sau khi hết bệnh, các bé đều có xu hướng ăn nhiều hơn, thậm chí còn ăn bù cho thời gian mắc bệnh bị thiếu chất.tre bieng an

Thực đơn và khẩu phần cho bé cần đa dạng, linh hoạt

Không ít bà mẹ chọn thực đơn cho con mình theo truyền thống: cơm là trên hết. Vì vậy, ngày 3 bữa cứ cơm và cơm, khi bệnh thì phải ăn cháo. Trong khi đó, người lớn được ăn đa dạng từ cơm, phở, mì, bún… Bên cạnh đó, bé rất thích được cùng ăn với mọi người, cùng thay đổi món ăn, cùng chuyện trò với mọi người trong bữa ăn như một thành viên trong gia đình chứ không bị “tách riêng” như mẹ vẫn từng áp dụng.

Các bà mẹ cũng cần lưu ý, ngoài những bệnh lý về đường tiêu hóa thì nguyên nhân chính gây nên tình trạng biếng ăn là thực đơn dành cho bé quá nghèo nàn, không gian bữa ăn cũng không linh hoạt… Mẹ nên cho bé ăn đa dạng vì không phải chỉ có cơm hay cháo mới dễ tiêu…Hãy để bé đón nhận bữa ăn một cách bình thường và mẹ cũng không phải “vật vã” mỗi khi đến cữ ăn của bé.

Theo meo

  

Leave a Reply

Or