Tuần 36 Thai Nhi Vẫn Chưa Quay Đầu Thì Phải Làm Sao ?

Khi bước sang tuần 36, vị trí của thai nhi trong bụng mẹ sẽ là một căn cứ quan trọng để xác định ngôi thai khi bé chào đời.

Khi bước sang tuần 36, vị trí của thai nhi trong bụng mẹ sẽ là một căn cứ quan trọng để xác định ngôi thai khi bé chào đời. Lúc này, thai nhi sẽ cuộn mình và chúc đầu xuống dưới khung xương chậu, mặt quay về lưng mẹ và sẵn sàng chờ ngày khai hoa nở nhụy. 

Có rất nhiều thắc mắc từ các mẹ bầu liên quan đến việc xoay đầu (quay đầu) của thai nhi. Đó có thể là câu hỏi về thời điểm thai nhi xoay đầu, về ngôi thai tốt – xấu và cả hiện tượng đầu nổi cuối thai kỳ… Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết sau:

Thời điểm thai nhi xoay đầu

 Thai nhi xoay đầu và vào những vị trí khác nhau tạo thành các ngôi thai để chuẩn bị chào đời.

Khi bước sang tuần 36, vị trí của thai nhi trong bụng mẹ sẽ là một căn cứ quan trọng để xác định ngôi thai khi bé chào đời. Lúc này, thai nhi sẽ cuộn mình và chúc đầu xuống dưới khung xương chậu, mặt quay về lưng mẹ và sẵn sàng chờ ngày khai hoa nở nhụy.

Tuy nhiên, đây không phải là kiểu ngôi thai thuận duy nhất. Tùy theo mỗi trường hợp khác nhau, vị trí ngôi thai sẽ được ổn định theo các tư thế khác nhau. Đó có thể là ngôi đầu, ngôi mông, ngôi chân… Ngay cả khi đã ổn định vào vị trí, có một số bé vẫn tiếp tục thay đổi cho đến lúc mẹ chuyển dạ. 

Đối với những người sinh con so, tức mang thai lần đầu, thời điểm thai nhi trúc xuống có thể đến sớm hơn khoảng từ tuần thứ 28. Ngược lại, với những người sinh con rạ, có nhiều bé lại quay đầu muộn hơn thời điểm 35-36 tuần.

Ngôi thai tốt nhất

Ngôi thai thuận lợi nhất cho quá trình chuyển dạ là đầu chúc xuống dưới khung xương chậu và quay mặt về phía lưng mẹ, nghĩa là phần gáy sẽ quay về phía bụng mẹ. Ngôi thai này được gọi là ngôi trước chỏm đầu. Với tư thế này, khi tử cung mẹ mở trong quá trình sinh, bé sẽ đi vòng qua hông dễ dàng để ra ngoài. Nếu thai nhi nằm ở vị trí đáy của khung xương chậu, vòng đầu lớn nhất của bé (lưỡng đỉnh) cũng sẽ đặt ở vị trí rộng nhất của xương chậu. 

Một số thai nhi mặc dầu đã nằm thuận chiều nhưng mặt lại quay về phía bụng mẹ được gọi là ngôi sau. Với vị trí này, bé sẽ gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình chuyển dạ:

– Khi bắt đầu chuyển dạ, mẹ sẽ bị vỡ ối .

– Ngay cả khi xuất hiện hay chưa xuất hiện cơn co tử cung, mẹ cũng sẽ bị đau lưng dữ dội.

– Kéo dài thời gian chuyển dạ.

– Nhiều khả năng phải dùng đến các thủ thuật lấy thai.

– Với trường hợp này, người mẹ có khả năng phải sinh ở tư thế bò 4 chân để đầu thai nhi rời khỏi cột sống và làm giảm nhẹ cơn đau đẻ.

Cách giúp thai nhi xoay đầu tốt nhất

Để thai nhi đạt vị trí ngôi trước chỏm đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh nở của mẹ và sức khỏe của thai, có những cách sau để “uốn nắn” thai nhi vào “khuôn”:

– Trong tư thế ngồi, không bao giờ được đặt đầu gối cao hơn hông. Nếu phải ngồi ô tô, phải dùng một miếng đệm lót để nâng mông cao hơn.

– Thỉnh thoảng thay đổi tư thế nếu công việc đòi hỏi ngồi nhiều. 
 
Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần động tác bò bằng 4 chân để thai nhi xoay chuyển theo vị trí thuận.

– Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần động tác bò bằng 4 chân để bé dần di chuyển phần gáy về phía bụng.

– Tư thế nằm ngửa khiến thai nhi không thể quay đầu xuống phía hông. Nhưng với tư thế nằm nghiêng, thai nhi có thể quay đầu và vào vị trí ngôi trước hoặc ngôi sau.

– Tập luyện thể dục phối hợp cả tay và chân sẽ giúp bạn có được vị trí ngôi thai thuận lợi cho kỳ sinh nở. Với những thai phụ đã có ngôi thai không thuận, các tập luyện như thế này cũng sẽ giúp thai nhi di chuyển lại về vị trí thuận lợi hơn.

– Những cơn co bóp tử cung trong những tuần cuối sẽ giúp bé quay mặt về phía lưng, thay vì phía bụng. Do đó, dù có cảm thấy khó chịu với những cơn co bóp này, bạn cũng hãy cố gắng nghỉ ngơi để đợi chúng qua đi. 

Sau cùng, nếu kết quả siêu âm cho biết ngôi thai không thuận mẹ cũng đừng nên quá lo lắng để ảnh hưởng đến việc sinh nở sắp đến vì hiện nay có rất nhiều phương pháp hỗ trợ sinh để giúp cuộc vượt cạn của bạn thành công. 

Như vậy, khi thai nhi chúc đầu xuống khung xương chậu là dấu hiệu cho biết đã đến lúc bạn sắp phải lâm bồn. Vì thế, mọi sự chuẩn bị cho cuộc sinh nở phải đâu vào đấy và bạn đã đến lúc gặp được mặt con yêu sau bao ngày mong ngóng. 

Tuy nhiên, không phải thai nhi nào gần đến ngày sinh cũng chúc đầu xuống dưới và sẵn sàng chào đời như đại đa số trường hợp trên. 

Hiện tượng đầu nổi cuối thai kỳ và cách xử lý

Thay vì chúc đầu xuống khung xương chậu, đầu thai nhi lại nổi “lềnh bềnh” ở khu vực xương mu, y học gọi đây là hiện tượng đầu nổi.

Hiện tượng này có thể là do: sự bất tương xứng giữa khung xương chậu của mẹ với đầu thai nhi; đầu thai nhi vượt quá kích thước chuẩn, ngôi thai bất thường, nhau tiền đạo…

Với các trường hợp này ở mức nhẹ, mẹ chỉ cần nghỉ ngơi để tránh làm thai nhi bất an. Khi gần đến kỳ sinh nở, các cơn co thắt tử cung sẽ hỗ trợ thai nhi chúc đầu vào khung xương chậu để bạn có thể sẵn sàng lâm bồn.

 Thủ thuật xoay thai hỗ trợ thai nhi vào khung xương chậu.

Nếu các thủ thuật xoay thai không thể tác động đến thai nhi, một số trường hợp có thể dẫn đến nhau bong non, rụng cuống rốn sớm rất nguy hiểm. Do đó, mẹ cần phải luôn được theo dõi thường xuyên để kịp thời xử lý trong mọi tình huống xấu nhất có thể.

Để tránh những bất trắc có thể xảy ra liên quan đến chuyện thai xoay đầu cuối thai kỳ, mẹ cần phải thực hiện việc khám thai định kỳ để sớm phát hiện những bất thường nếu có và kịp thời xử lý nếu cần.

St

Leave a Reply

Or