Trẻ thường mắc bệnh này vào mùa đông – xuân, đi học dễ lây từ bạn nên bố mẹ đừng quên con đi tiêm vắc xin để phòng tránh

Đây là một bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường không khí nên trẻ rất dễ lây từ bạn bè.

Mùa đông – xuân là thời điểm dễ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, một trong số đó là bệnh thủy đậu. 

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus mang tên Varicella Zoster Virus gây ra. Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi chính là những đối tượng dễ bị bệnh nhất. Virus gây bệnh thủy đậu chủ yếu lây lan qua đường không khí. Khi bệnh nhân mắc thủy đậu ho, hắt hơi hoặc chảy nước mũi bắn ra mà người khác hít phải thì sẽ bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể lây qua khi người lành tiếp xúc với nốt phỏng nước bị vỡ ra của người bị bệnh. 

Thủy đậu là một bệnh lành tính, nếu được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ khỏi bệnh sau 1 khoảng thời gian. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách, bệnh thủy đậu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bé như: Nhiễm trùng, gây lở loét các vết mụn nước sau khi vỡ, chảy máu bên trong, viêm não, viêm màng não, viêm phổi thủy đậu, viêm thận, viêm cầu thận cấp…

Trẻ thường mắc bệnh này vào mùa Đông - Xuân, đi học dễ lây từ bạn nên bố mẹ đừng quên con đi tiêm vắc xin để phòng tránh - Ảnh 1.
Trẻ bị thủy đậu nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm (Ảnh minh họa).

Bệnh thủy đậu thường có thời gian ủ bệnh từ 14-17 ngày và thường không có triệu chứng lâm sàng. Bước vào thời kỳ khởi phát trẻ có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, không chịu chơi, quấy khóc. Có trường hợp trẻ sốt cao 39-40 độ, trằn trọc, mê sảng, co giật kèm theo viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp trên. Đến thời kỳ toàn phát thì bé sẽ nổi ban toàn thân. 

Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan từ 1-2 ngày trước khi nổi ban. Điều này khiến bệnh dễ lây lan hơn bởi trong thời gian này, người bệnh có thể chưa biết mình đã nhiễm thủy đậu nên vẫn thoải mái tiếp xúc với mọi người. Đặc biệt là với những trẻ đã đi học, bệnh dễ lây lan giữa các bé cùng lớp. 

Chính vì vậy, bố mẹ cần phòng tránh bệnh thủy đậu cho con. Các hiệu quả và lâu dài nhất chính là tiêm vắc xin phòng bệnh.

Trẻ nên tiêm vắc xin thủy đậu khi nào? 

Trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi: 

– Mũi 1: Khi trẻ 12 tháng tuổi, liều 0,5ml 

– Mũi 2: Khi trẻ 4 – 6 tuổi, liều 0,5ml. 

Thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên (chưa mắc bệnh thủy đậu lần nào): 

 – Mũi 1: Liều đầu 0,5ml.

 – Mũi 2: Cách mũi 1 từ 4 – 8 tuần, liều 0,5ml.    

Vắc xin phòng bệnh thủy đậu không có trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Bố mẹ có nhu cầu có thể đưa con đến các trung tâm tiêm chủng dịch vụ để tiêm. 

Trẻ thường mắc bệnh này vào mùa Đông - Xuân, đi học dễ lây từ bạn nên bố mẹ đừng quên con đi tiêm vắc xin để phòng tránh - Ảnh 3.
Vắc xin Varivax phòng bệnh thủy đậu được sản xuất tại Mỹ.

Các loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu

Hiện tại ở Việt Nam có lưu hành 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu: 

– Vắc xin Varivax (sản xuất tại Mỹ): Là một vắc xin sống, giảm độc lực, được chỉ định phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ trên 12 tháng tuổi. 

Giá tham khảo: 915.000-1.098.000 đồng/mũi. 

– Vắc xin Varicella (sản xuất tại Hàn Quốc): Là vắc xin dạng đông khô của virus thủy đậu (varicella) sống giảm độc lực, chỉ định phòng thủy đậu cho trẻ trên 12 tháng tuổi.

Giá tham khảo: 700.000-900.000 đồng/mũi.

– Vắc xin Varilrix (sản xuất tại Bỉ): Mỗi liều 0,5ml vắc xin đã hoàn nguyên chứa một liều gây miễn dịch. Vắc xin Varilrix có thể tiêm cho trẻ từ 9-12 tháng tuổi. Mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất tối thiểu 6 tuần.

Giá tham khảo: 500.000 – 600.000 đồng/mũi.

Trẻ thường mắc bệnh này vào mùa Đông - Xuân, đi học dễ lây từ bạn nên bố mẹ đừng quên con đi tiêm vắc xin để phòng tránh - Ảnh 4.

Cách chăm sóc trẻ khi bị thủy đậu

– Để trẻ nằm trong phòng kín gió, nếu phải đưa bé đi khám thì bố mẹ cần đeo khẩu trang cẩn thận cho con. Các loại đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải, cốc, bát đũa… của bé cần được dùng riêng. 

– Dùng dung dịch xanh-methylen hoặc Castellani để chấm lên các nốt phỏng đã vỡ hoặc mọng nước. Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. 

– Nếu trẻ sốt cao, có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu các nốt phỏng bị nhiễm trùng, có mủ, tấy đỏ… thì có thể cho bé uống kháng sinh. 

– Cho trẻ mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi, tắm và thay quần áo cho trẻ bằng nước ấm trong phòng tắm kín hàng ngày. Tránh để bé gãi những nốt phỏng nước. 

– Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, bổ sung hoa quả…

– Khi trẻ có triệu chứng lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc xuất huyết trên nốt phỏng, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị. 

The Afamily

Leave a Reply

Or