Trẻ hư là do di truyền hay môi trường giáo dục?

Một nghiên cứu của Mỹ cho biết, tính khí và tính cách của trẻ có thể là bẩm sinh, giáo dục sau này không quan trọng bằng di truyền, bạn nhìn nhận điều này như thế nào?

Tính cách trẻ không tốt là bẩm sinh?

Theo Daily Mail, một nghiên cứu do trường Đại học bang Oregon – Mỹ phát hiện, những trẻ em trước tuổi đi học mẫu giáo dễ tức giận và khả năng tự kiềm chế kém là do di truyền tính cách của phụ huynh.

trẻ hư do di truyền hay môi trường giáo dục
Cách giáo dục và môi trường sống có thể cải thiện phần nào tính cách di truyền của trẻ (Ảnh minh họa)

Người ta thu thập và nghiên cứu số liệu của 233 gia đình, phát hiện phụ huynh tâm trạng tiêu cực mạnh, khả năng tự kiểm soát kém có thể nuôi dưỡng ra một đứa con hay cáu giận. Họ còn nghiên cứu tình trạng những đứa trẻ được nhận nuôi và phát hiện hành vi của trẻ có liên quan đến tính cách của bố mẹ sinh ra.

Cách dạy con quan trọng hơn gen di truyền

Chuyên gia nói: “Chúng ta có thể so sánh hệ thần kinh với tay, nếu hai tay của một người dùng để luyện võ, nhất định ngón tay to thô, không linh hoạt, ngược lại, bàn tay chơi đàn piano thì ngón lại dài và linh hoạt”. Vì vậy cách nuôi dạy con còn quan trọng hơn gen di truyền.

Trong trường hợp bình thường, chuyên gia nhận định một người “tính khí nóng giận như bố” hoặc “hiền lành như mẹ”, điều này nói rõ nhiều đặc trưng trong tính cách của chúng ta đến từ di truyền. Thông thường, trên cơ thể mỗi người, dù ít hay nhiều, sớm hay muộn đều có thể nhìn thấy một số mặt giống như bố mẹ của họ.Vì vậy, phấn khích, sợ hãi hay một số biểu hiện bên ngoài đều di truyền từ gen của bố hoặc mẹ.

Gen của mẹ có tác dụng quyết định đối với trí tuệ của trẻ, gen của bố lại chủ yếu ảnh hưởng đến cảm xúc và độ nhạy cảm.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố di truyền, môi trường và giáo dục có tác động rất quan trọng cho sự phát triển cá tính của trẻ.

Trên thực tế, nhân tố di truyền có liên quan mật thiết với môi trường trẻ được sống và giáo dục. Ví dụ, nếu bố hoặc mẹ mắc chứng căng thẳng thần kinh, con nhất định là có mầm mống bệnh này, nhưng nếu con không sống cùng bố mẹ vì một lý do nào đó, thì bệnh căng thẳng thần kinh nói trên sẽ được khống chế một phần.

Phụ huynh làm thế nào để giúp trẻ kiểm soát tâm trạng?

Gần đây Truyền hình Trung Quốc có bộ phim tình cảm gia đình “Bố đi đâu rồi?” gây sốt cho các bạn nhỏ và các bậc phụ huynh. Trong đó các cách dạy con của 5 ông bố cũng là để tài của không ít phụ huynh bàn tán. Các bậc bố mẹ xem xong liên tưởng đến con của mình, cảm giác đó là: khi trẻ ngoan chính là thiên thần đáng yêu, khi tức giận lại thành ác “quỷ”. Thực ra những cảm xúc khóc òa, ương bướng, nghịch ngợm đều là do trẻ không thể quản lý tốt tâm trạng của mình. Vậy bố mẹ nên dạy trẻ quản lý tâm trạng như thế nào?

1. Bố mẹ cần quản lý tốt tâm trạng chính mình trước

Ví dụ, khi người bố nhìn thấy người con khóc hét lên nên chịu không được cũng nổi cơn lôi đình, nguyên nhân là do khi nhỏ ông bố đó đã từng chứng kiến người bố của mình hay nổi nóng, quát mắng mẹ, vì vậy ông bố đó đã âm thầm tích tụ được tâm trạng này trong lòng, khi lớn lên gặp phải trường hợp tương tự bèn lập tức phát ra cơn “cuồng phong” này.

Vì vậy các bậc bố mẹ nên hiểu rõ tâm trạng nổi giận của trẻ không bắt nguồn từ chính trẻ mà có thể bắt nguồn từ chính bố mẹ, giống như ông bố kia, tâm trạng tức giận của ông vốn không đến từ trẻ mà tự bản thân mình trong quá trình lớn lên đã có.

Lời khuyên: Bố mẹ không nên giấu tâm trạng của mình

Khi gặp phải việc tức giận, bất bình hay oan ức… nên cho phép tâm trạng của mình tự nhiên bộc lộ ra.Ví dụ: “Hiện tại mẹ đang rất tức giận, không muốn nói chuyện đó” hay “Chờ tức giận lắng xuống mẹ sẽ nói chuyện với con sau”.

2. Quan hệ vợ chồng tốt và gia đình hài hòa

Nền tảng gia đình tốt là điều thiết yếu trong việc giáo dục trẻ, có tác dụng rất tốt để trẻ có tâm trạng ổn định, hài hòa trong suốt quá trình trưởng thành.

3. Người bố tham gia với mẹ kiểm soát tâm trạng cho trẻ

Nếu có người bố cùng tham gia, hiệu quả càng tốt hơn. Chuyên gia nhấn mạnh, người bố đóng một vai trò quan trọng trong suốt quá trình trưởng thành của trẻ. Chúng ta đều biết, trẻ trước 3 tuổi là giai đoạn xậy dựng thời kỳ an toàn tâm lý cho trẻ nên cần sự quan tâm chu đáo, cẩn thận của người mẹ để trẻ trải nghiệm cảm giác tin tưởng.

3-6 tuổi là giai đoạn dưỡng thành của hành vi giao lưu với người khác, ở độ tuổi này bất kể với bé trai hay bé gái, vai trò của người bố đều quan trọng hơn. Các hành vi của người bố là mở cánh cửa đầu tiên ra thế giới quan sát của trẻ, trẻ sẽ thông qua những biểu hiện của người bố để dần dần quen với các loại công năng xã hội.

Lời khuyên: Khi trẻ khóc quấy nhiễu bố mẹ càng phải bình tĩnh và nhẹ nhàng ở bên cạnh trẻ, chờ cho trẻ giải phóng hết tâm trạng xong, trạng thái của trẻ sẽ tự nhiên thay đổi, bố mẹ không cần phải lớn tiếng nạt nộ, vì như vậy chỉ làm cho trẻ khóc quấy mạnh hơn.

Jenny (Biên dịch từ báo Trung Quốc)

 Theo gui

Leave a Reply

Or