Trẻ có trí nhớ kém thường có chung 5 thói quen này, cần phải sửa đổi trước 6 tuổi nếu không sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng

Nếu con bạn là người thường hay “học trước quên sau”, có lẽ chúng đã duy trì một số thói quen tổn hại đến trí nhớ từ nhỏ.

Có lẽ mọi người không quá xa lạ trước cảnh tượng cha mẹ ngồi giảng bài cả buổi, toát cả mồ hôi, bực run người mà đứa con vẫn chẳng hiểu gì cả. Sau khi phát cáu như vậy, nhiều cha mẹ bất chợt tự hỏi, có khi nào IQ của con mình kém không, hay trí nhớ của chúng có vấn đề. Nếu quả thực như vậy thì phải làm sao?

Một số đứa trẻ được ví như thần đồng bởi chúng có trí nhớ rất tốt, chỉ sau vài lần đọc, chúng có thể nhớ vanh vách. Thế nhưng, cũng không ít những đứa trẻ khác không may mắn như vậy, dù có đọc đi đọc lại nhiều lần vẫn quên ngay những điều mình vừa nhìn thấy. Trên thực tế, những đứa trẻ có trí nhớ kém thường có chung những thói quen sau, nếu cha mẹ không kịp thời sửa chữa trước 6 tuổi, chắc chắn việc học của con mình sau này sẽ cực kỳ khó khăn.

1. Đi ngủ muộn

Theo nghiên cứu về ảnh hưởng của giấc ngủ đối với trí nhớ từ Đại học Y Harvard (Mỹ), kết quả cho thấy trí nhớ của những đứa trẻ đi ngủ muộn kém hơn rất nhiều so với những đứa đi ngủ sớm.

Trẻ có trí nhớ kém thường có chung 2 thói quen này, cần phải sửa đổi trước 6 tuổi nếu không sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng - Ảnh 1.

Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của trẻ em. Hệ thống thần kinh trong vỏ não quyết định chất lượng trí nhớ. Do đó, trẻ ngủ muộn trong thời gian dài sẽ chậm phát triển trí não hơn, hoạt động của hệ thần kinh kém dần, dẫn tới khả năng đọc thông tin và trí nhớ không tốt.

Thế nhưng, với những đứa trẻ nghịch ngợm, không thích nghe lời, việc ngủ sớm khiến chúng hay cáu kỉnh. Vì thế, việc dỗ con ngủ trở thành điều khiến nhiều cha mẹ đau đầu.

Đối với thói quen xấu này, cha mẹ nhất định nên sửa trước 6 tuổi. Cha mẹ cần đưa ra quy tắc thời gian ngủ nghỉ, sinh hoạt mỗi ngày. Đặc biệt, cha mẹ nên chú ý đến thời gian ngủ trưa của trẻ, không được quá dài, nếu không trẻ sẽ khó ngủ vào ban đêm. Một số thói quen tốt có thể hình thành trước khi đi ngủ là kể chuyện hoặc tắt đèn. Đừng làm cho trẻ phấn khích vào lúc này, nếu không sẽ rất khó ngủ.

2. Thiếu tập trung

Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ là có tập trung hay không. Nếu trẻ bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên ngoài, chúng sẽ rất phân tâm. Điều này sẽ khiến trẻ mất tập trung khi học, quên mất những gì mình vừa nghe hoặc nhìn thấy, dễ bị cuốn hút vào những việc khác.

Trẻ có trí nhớ kém thường có chung 5 thói quen này, cần phải sửa đổi trước 6 tuổi nếu không sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng - Ảnh 2.
Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ là có tập trung hay không (Ảnh minh họa).

Để hạn chế tình trạng này, trẻ cần có sự giám sát và chỉnh đốn của cha mẹ. Cha mẹ cố gắng không làm phiền khi trẻ đang làm việc gì đó. Nếu chúng không thể ngồi yên một mình, cần hạn chế và không cho phép chạy nhảy quá nhiều. Việc tập trung, bình tĩnh ngồi một chỗ sẽ giúp ích cho việc học của trẻ sau này.

Khi trẻ còn nhỏ, thói quen này cần sửa càng sớm càng tốt. Nếu để thành thói quen lâu dài, cha mẹ vô tình khiến cho con mình ngày càng thụt lùi so với bạn bè cùng trang lứa.

3. Ăn nhiều đồ ăn vặt

Hầu như mọi trẻ em thích ăn đồ ăn vặt, nước ngọt có ga. Thỉnh thoảng ăn sẽ không có vấn đề gì, nhưng ăn quá nhiều sẽ gây ra bệnh béo phì. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ hình thành thói quen xấu là kén ăn, điều này dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của não bộ.

Cha mẹ cần chú ý đa dạng hóa khẩu phần ăn của trẻ, ưu tiên các nguyên liệu thô như thịt, hoa quả tươi, rau và hải sản.

4. Vận động ít

Với sự gia tăng của các sản phẩm điện tử, nhiều trẻ em ít vận động hơn, chúng thường mải mê chơi game trên điện thoại, máy tính. Điều này ảnh hưởng cực kỳ tới trí nhớ của trẻ theo thời gian.

Trẻ có trí nhớ kém thường có chung 5 thói quen này, cần phải sửa đổi trước 6 tuổi nếu không sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng - Ảnh 3.
Với sự gia tăng của các sản phẩm điện tử, nhiều trẻ em ít vận động hơn (Ảnh minh họa).

Chức năng ghi nhớ của con người hình thành trên vỏ não sau khi nhận được kích thích bên ngoài. Nếu trẻ ở nhà nhiều, kém vận động, não nhận được ít kích thích sẽ cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn.

Vì vậy, cha mẹ nên đưa con ra ngoài tham gia nhiều hoạt động và tiếp nhận những điều thú vị hơn để kích thích vỏ não và cải thiện trí nhớ.

5. Bỏ bữa sáng

Hơn 70% trẻ không thích ăn sáng hoặc kén ăn vào bữa sáng. Sau một đêm, cơ thể thường sẽ có ít năng lượng sau khi thức dậy vào buổi sáng. Nếu không ăn sáng vào lúc này, lượng đường trong máu thấp, các mô và tế bào không thể nhận được năng lượng, dẫn tới việc giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Vì vậy, bữa sáng phải được coi trọng đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, để trẻ tràn đầy năng lượng, nâng cao hiệu quả học tập và tăng cường trí nhớ. Đối với bữa sáng, cha mẹ có thể chọn cháo, sữa, trứng hoặc trái cây tươi, không nên ăn đồ chiên rán.

Theo afamily

Leave a Reply

Or