Trẻ có chỉ số EQ thấp thường có 4 biểu hiện dưới đây, cha mẹ sửa ngay cho con còn kịp

Chỉ số EQ thấp sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai phía trước của trẻ, nhưng nếu phát hiện sớm, bố mẹ hoàn toàn có thể giúp con cải thiện.

Thành công của một người được tạo nên chỉ từ 20% IQ (chỉ số thông minh) còn lại 80% là EQ (chỉ số cảm xúc). Các nghiên cứu hiện đại đã thay đổi quan niệm của nhiều người về yếu tố góp phần tạo nên thành công của một đứa trẻ. Không phải chỉ số thông minh quyết định mà trí tuệ cảm xúc – chỉ số EQ, bao gồm khả năng tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, ý chí, khả năng giao tiếp, cách xử lý các mối quan hệ mới là yếu tố đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự thành công trong tương lai.

Nghiên cứu của Đại học Stanford, Mỹ cho biết, trẻ có EQ cao sẽ hỗ trợ cho sự thông minh được bộc lộ và thậm chí còn giúp gia tăng IQ. Trẻ em có chỉ số EQ thấp sẽ thiếu sự tự tin, không thích giao tiếp với người khác, ít bạn bè. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bản thân và nghề nghiệp trong tương lai, trẻ dễ trở thành người cô đơn, không biết vượt qua thất bại…

Trẻ có chỉ số EQ thấp thường có 5 biểu hiện dưới đây, cha mẹ sửa ngay cho con còn kịp - Ảnh 1.
Trẻ ăn vạ quá thường xuyên, hay mất bình tĩnh, tức giận, khóc lóc… đó là đứa trẻ có chỉ số EQ thấp (Ảnh minh họa).

Trong những năm đầu đời, theo dõi chỉ số EQ rất quan trọng với mọi đứa trẻ. Các chuyên gia tâm lý cho biết những trẻ có chỉ số EQ thấp thường có 1 số biểu hiện sau:

1. Hay ăn vạ, mất bình tĩnh

Ăn vạ là phản ứng cảm xúc xảy ra phổ biến ở mọi đứa trẻ. Giống như người lớn khi không hài lòng về một điều gì đó, họ thường tức giận, trẻ em thì thể hiện bằng cách ăn vạ. Tuy nhiên, trẻ ăn vạ quá thường xuyên, hay mất bình tĩnh, tức giận, khóc lóc… đó là đứa trẻ có chỉ số EQ thấp.

Khi một đứa trẻ mất bình tĩnh, nó có khả năng gửi tín hiệu đến cha mẹ để được giúp đó. Khi ấy, hoặc cha mẹ không chú ý đến suy nghĩ và yêu cầu của trẻ, hoặc chúng không có được thứ mình muốn, chúng sẽ khóc lóc, ăn vạ. Còn nhỏ, khả năng thể hiện ngôn ngữ, hành động của trẻ còn hạn chế nên trẻ sẽ có những phản ứng giận dữ không phù hợp như đập đầu xuống sàn, lăn ra giữa đường, gào khóc thật to bất kể đang ở đâu. Lúc này, trẻ cần sự giúp đỡ của cha mẹ để bình tĩnh lại.

Trẻ có chỉ số EQ thấp thường có 5 biểu hiện dưới đây, cha mẹ sửa ngay cho con còn kịp - Ảnh 3.

2. Thích đổ lỗi và trút giận lên người khác

Trẻ rất hay phàn nàn chê bai, chẳng ai, chẳng điều gì khiến trẻ hài lòng. Tính cách này dẫn đến việc trẻ không biết tự nhìn nhận chính mình, luôn thấy điểm xấu của người khác và bắt đầu nói xấu sau lưng họ.

Những đứa trẻ có chỉ số EQ thấp còn hay trút bỏ sự bất bình, tức giận của chúng lên người khác, những người vô tội.

Lúc còn nhỏ, những biểu hiện này chỉ dừng lại ở tật chê bai, nói xấu, khi lớn lên nó sẽ phát triển thành tính ghen tỵ, đố kỵ, không bao giờ cảm thấy hạnh phúc.

3. Ích kỷ, chỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân

Trẻ có chỉ số EQ thấp thường có 5 biểu hiện dưới đây, cha mẹ sửa ngay cho con còn kịp - Ảnh 4.
Khi không thiện chí với những lời góp ý, chỉ thích khen ngợi, dần dần trẻ sẽ không phân biệt được đúng sai (Ảnh minh họa).

Một biểu hiện khác của trẻ có chỉ số EQ thấp đó là tính ích kỷ, không quan tâm đến người khác, chỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân. Khi chơi đùa với bạn bè, khi ở trong nhà, chúng luôn muốn có được thứ chúng muốn và là trung tâm sự chú ý.

Vì ích kỷ nên chúng không hiểu cảm xúc của người khác, dễ dàng làm người khác tổn thương bằng những hành vi bừa bãi của mình.

4. Chỉ thích khen

Trẻ nhỏ thường rất thích được khen nhưng nếu trẻ phản ứng mạnh khi bị phàn nàn, chê trách bằng cách: tức tối, la hét, ngỗ nghịch thì chứng tỏ đứa trẻ đó có chỉ số EQ thấp.

Khi không thiện chí với những lời góp ý, chỉ thích khen ngợi, dần dần trẻ sẽ không phân biệt được đúng sai, không biết đánh giá bản thân mình, thậm chí còn hình thành tích cách tự cao tự đại.

Chỉ số EQ có thể cải thiện, nhưng trên thực tế, nếu trẻ có 4 biểu hiện trên khi còn nhỏ, điều đó có nghĩa là trí tuệ cảm xúc của trẻ thấp và cha mẹ cần chú ý thay đổi càng sớm càng tốt. Theo Báo dân sinh

Leave a Reply

Or