Trẻ bị tổn thương lá lách chỉ vì được cha mẹ cho uống nước sai cách vào 3 thời điểm này

Việc uống nước sai cách, sai thời điểm sẽ gây hại rất lớn cho lá lách nói riêng và cơ thể của trẻ nói chung.

Mặc dù là thời tiết đầu mùa thu, nhưng buổi trưa nhiệt độ vẫn cao. Trẻ thường rất hiếu động, nên dù trong thời tiết không quá nóng vào buổi sáng hoặc tối, chúng vẫn ra mồ hôi và rất dễ bị thiếu nước. Cha mẹ nghĩ rằng, uống nước nhiều sẽ tốt cho cơ thể, nên họ cố gắng cho con mình uống càng nhiều càng tốt.

Trên thực tế, không phải trẻ cứ uống nhiều sẽ mang lại lợi ích cho cơ thể. Nếu uống sai cách, đặc biệt là trong 3 khung giờ sau đây, nó sẽ khiến thức ăn tích tụ lại, gây tổn thương tới lá lách.

1. Sau bữa ăn

Trong bữa ăn, một số trẻ thường không uống nước canh. Sau khi ăn xong các thực phẩm thiết yếu, cha mẹ lo sợ con khát nên muốn bổ sung thêm nước. Thực ra, uống nước lúc này là không phù hợp.

Trẻ bị tổn thương lá lách chỉ vì được cha mẹ cho uống nước sai cách vào 3 thời điểm này - Ảnh 1.

Uống nước ngay sau khi ăn sẽ làm dạ dày bị vượt quá sức chứa. Dạ dày đang tiêu hóa nên dịch vị tiết ra nhiều, uống nước sẽ khiến dịch dạ dày bị pha loãng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn tích tụ lại, gây ra chứng khó tiêu.

2. Trước khi đi ngủ

Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Nếu lo sợ trẻ khát, cha mẹ nên cho uống trước giờ đi ngủ 1 tiếng. Chất lượng ngủ vào ban đêm đối với trẻ rất quan trọng, vì hormone tăng trưởng lúc này tiết ra nhiều nhất. Nếu uống nhiều nước, trẻ sẽ dễ buồn đi vệ sinh, chắc chắn việc thức giấc nửa chừng này sẽ ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng.

3. Sau khi tập thể dục

Khi trẻ vận động mạnh, cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi và dễ bị thiếu nước. Trẻ thường muốn uống nước ngay sau khi vận động mạnh. Tuy nhiên, lời khuyên của bác sĩ tốt nhất là nên uống nước sau 20 phút, hạn chế uống đột ngột hoặc ngay sau khi chạy nhảy. Việc uống nhiều nước đột ngột sẽ ảnh hưởng rất xấu tới nhu động dạ dày.

Trẻ bị tổn thương lá lách chỉ vì được cha mẹ cho uống nước sai cách vào 3 thời điểm này - Ảnh 2.
Việc uống nhiều nước đột ngột sẽ ảnh hưởng rất xấu tới nhu động dạ dày (Ảnh minh họa).

Trên thực tế, sự phát triển thể chất của trẻ có quan hệ mật thiết tới lá lách. Nếu chức năng vận chuyển và chuyển hóa của lá lách không tốt, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng. Khi lá lách bị tổn thương, thức ăn sẽ tích tụ lại, nếu không kịp chữa trị sẽ sinh ra nhiều bệnh.

Điều gì xảy ra khi thức ăn tích tụ lại ở lá lách?

– Đau dạ dày

Trẻ ở các độ tuổi khác nhau cũng biểu hiện sự khó chịu ở dạ dày theo những cách khác nhau. Khi trẻ không thể lật hoặc ngồi, chúng có thể có hành vi như muốn ai đó xoa bụng, nằm sấp khi ngủ hoặc ôm. Nếu người lớn đau bụng sẽ trực tiếp nói ra, nhưng trẻ nhỏ khi cảm thấy khó chịu sẽ quấy khóc hoặc ôm bụng, vì vậy cha mẹ cần phải chú ý.

– Kém ăn

Nếu trẻ không thích ăn hoặc đột nhiên không muốn ăn, cha mẹ nên xem lại bữa cuối mà trẻ ăn trước đó. Nếu bữa cuối chưa tiêu hóa hết, vẫn còn một ít thức ăn trong dạ dày, trẻ sẽ có biểu hiện chán ăn. Điều này cũng giống như người lớn, nếu không thấy đói chắc chắn sẽ không muốn ăn.

Trẻ bị tổn thương lá lách chỉ vì được cha mẹ cho uống nước sai cách vào 3 thời điểm này - Ảnh 3.
Cũng giống như người lớn, nếu không thấy đói chắc chắn sẽ không muốn ăn (Ảnh minh họa).

Nếu trẻ luôn cảm thấy ăn không ngon, đồng thời có những biểu hiện khác lạ khác đi kèm, cha mẹ cần xem xét việc thức ăn tích tụ lâu ngày trong dạ dày. Điều này có thẻ gây nên tình trạng suy nhược lá lách (tỳ vị yếu), dẫn đến trẻ biếng ăn.

– Nóng lòng bàn tay và bàn chân

Tích tụ thức ăn trong dạ dày khiến thức ăn lên men, năng lượng sẽ đổ dồn vào những nơi khác trên cơ thể như bụng, gây ra hiện tượng ấm ở lòng bàn tay và chân.

– Ngủ không yên

Nếu ăn không ngon, trẻ sẽ không ngủ ngon vào ban đêm và xuất hiện các triệu chứng như nghiến răng, chảy nước dãi, ngủ mớ…

Theo afamily

Leave a Reply

Or