Trẻ bị nôn: Khi nào là bất thường?

Trẻ bị nôn sau khi ăn là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em, nhất là trong những năm đầu đời. Do trong giai đoạn này, cơ thể bé đang điều chỉnh để thích nghi với các loại thực phẩm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, nôn ói đi kèm với một căn bệnh gây nguy hiểm cho bé.

nôn ói khi bị sốt

Mẹ cần phải phân biệt giữa nôn ói và ọc sữa. Nôn ói là khi trẻ nôn tất cả những thực phẩm đã ăn ra ngoài. Trong khi ọc sữa chỉ là một lượng thức ăn nhỏ kèm theo chứng ợ nóng. Ọc sữa sẽ giảm nếu bé không đùa nghịch sau khi ăn và nó không ảnh hưởng đến việc tăng cân của bé.

1/ Trẻ bị nôn: Những dấu hiệu bất thường

Nôn ói có thể là hệ quả của vấn đề vệ sinh thực phẩm hoặc bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, nhất là trong những tháng đầu tiên. Mẹ nên gọi bác sĩ nếu thấy bé có xuất hiện những dấu hiệu sau:

– Bé ói và có dấu hiệu mất nước, bao gồm miệng khô, mắt khô, bé ít đi tiểu hơn bình thường

Trẻ bị nôn sốt, sốt trên 38 độ

– Không chịu uống sữa

Trẻ bị nôn liên tục trong một thời gian dài, kéo dài trong 24 tiếng

– Có hiện tượng khó thở, tim đập nhanh

– Nôn ói có kèm máu và mật xanh

Nguyên nhân trẻ hay ọc sữa, nôn trớ và cách khắc phục Khi thấy trẻ có dấu hiệu ọc sữa, nôn trớ nên theo dõi cẩn thận vì có thể đó là những dấu hiệu của chứng thiếu canxi hoặc là dấu hiệu bệnh lý liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ.

2/ Nên làm gì khi trẻ bị nôn?

làm gì khi trẻ nôn ói

Một số căn bệnh có thể gây ra tình trạng nôn ói liên tục ở trẻ em. Trước khi xác định chính xác bé đang bị gì, mẹ nên cố gắng không để trẻ mất nước nhiều hơn nữa.

Tránh để bé ăn nhiều cùng lúc. Nên chia thức ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Nên bổ sung thêm lượng nước cho cơ thể bé. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé uống nước trái cây, chỉ nên cho bé uống sữa và nước đun sôi. Sau khi ăn xong, mẹ có thể giúp con xoa lưng.

Dinh dưỡng lý tưởng cho bé từ 0-1 tuổi Không có nhiều kinh nghiêm chăm con, nhiều mẹ cảm thấy lúng túng không biết loại thực phẩm nào mới phù hợp cho bé. Cùng MarryBaby tham khảo thực đơn chi tiết cho bé từ 0-1 tuổi theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng nhé!

Bạn nên để con ngồi yên, không để bé chạy nhảy, chơi đùa sau khi ăn ít nhất 20 phút
Sau 14-24 tiếng, nếu nhận thấy bé không còn nôn ói nữa, mẹ có thể cho con ăn theo chế độ ăn bình thường. Không nên cho trẻ dùng thuốc chống nôn ói nếu không có sự cho phép của bác sĩ.

Nếu bé trên 2 tuổi, mẹ có thể pha nước gừng ấm và cho con uống từng chút một. Gừng có tác dụng lên dạ dày, đường ruột và giảm triệu chứng buồn nôn.

Theo Marrybaby

Leave a Reply

Or