Trái cây rất tốt, nhưng sẽ có hại nếu cho trẻ nhỏ ăn theo cách này
Trong mắt nhiều người, nước ép trái cây có vị chua ngọt, giàu vitamin, “một ly nước ép = 10 trái cây” đầy đủ chất dinh dưỡng là lựa chọn tốt cho sức khỏe của trẻ…
Nhưng nước ép trái cây không bổ dưỡng như bạn nghĩ, thực sự không nên cho trẻ uống hàng ngày, đặc biệt là cho bé dưới 1 tuổi.
Bài viết dưới đây là chia sẻ của Chuyên gia dinh dưỡng Cốc Truyền Linh, Giám đốc Hiệp hội Dinh dưỡng Sức khỏe và Ẩm thực Thủ đô (Trung Quốc).
1. Mật độ dinh dưỡng của nước trái cây thấp hơn nhiều so với trái cây
Trên thực tế, thứ hạng dinh dưỡng giữa trái cây, trái cây xay nhuyễn và nước trái cây là:
Trái cây > trái cây xay nhuyễn > nước trái cây. So với trái cây nguyên vẹn, hầu hết nước trái cây chỉ chứa “đường” và “nước” và hàm lượng chất xơ bằng không. Một phần lớn các chất khoáng như vitamin và kali cũng bị mất đi.
Sau khi ép trái cây, hầu hết các chất dinh dưỡng sẽ bị mất trực tiếp, ví dụ như vitamin C có trong trái cây sẽ bị oxy hóa và phá hủy trong quá trình ép, nếu không uống ngay nước trái cây tươi, để càng lâu, vitamin C bị mất đi càng nhiều.
Trái cây bị mất nhiều chất xơ cần thiết trong quá trình ép, nếu nước ép lọc bỏ phần bã thì giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi rất nhiều, vì phần lớn chất xơ trong phần bã đã lọc và chỉ còn lại đường tự do, cơ thể con người rất dễ hấp thụ. Vì vậy nếu cho trẻ uống uống nước ép trái cây thường xuyên sẽ chỉ uống calo mà thôi.
Khi uống nước ép trái cây thường xuyên thay vì ăn trái cây trực tiếp, do chế độ ăn uống thiếu chất xơ lâu ngày không thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa mà còn dễ khiến trẻ bị táo bón.
2. Nước trái cây nhiều ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thức ăn của trẻ
Phần lớn nước trái cây là nước, uống quá nhiều nước sẽ chiếm dung tích dạ dày nhỏ của trẻ, và khi trẻ uống “đầy nước” thì không còn chỗ để chứa sữa và thức ăn. Thời gian dài uống nước ép trái cây thì lượng sữa và thức ăn nạp vào cơ thể quá ít, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.
3. Hàm lượng đường cao, dễ gây béo phì và sâu răng
Hàm lượng đường trong nước ép gần như gấp đôi cola. Uống nước trái cây nhiều đường trong thời gian dài dễ dàng tạo điều kiện cho trẻ phát triển sở thích vị giác không tốt. Theo thời gian, bé sẽ không còn thích uống nước đun sôi nữa, thay vào đó là uống nước ép trái cây mỗi ngày. Hơn nữa, trong quá trình ép nước hoa quả, đường chứa trong hoa quả trở thành đường tự do, là “kẻ thủ lớn” làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.
WHO khuyến cáo cả người lớn và trẻ em nên giảm lượng đường tự do để không vượt quá 10% tổng năng lượng ăn vào. Nếu có thể, hãy giảm thêm lượng đường tự do xuống dưới 5% tổng năng lượng ăn vào. Theo con số này, lượng đường tự do hàng ngày của bé nên vào khoảng 10 ~ 15g. Tuy nhiên, uống một ly nước ép trái cây nguyên chất hầu như có thể chứa 20-40g đường tự do, vượt xa hàm lượng khuyến nghị. Những loại đường này không chỉ khiến trẻ béo phì từng bước mà còn “ăn mòn” răng của trẻ.
Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Nhi khoa Hoa Kỳ:
Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (gọi tắt là AAP) đã ban hành hướng dẫn về việc uống nước trái cây cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào năm 2017, nêu rõ rằng “trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên uống nước trái cây. Quả dùng để “ăn” chứ không dùng để uống”.
– Không dùng nước ép trái cây cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì không mang lại lợi ích dinh dưỡng.
– Sau 1 tuổi, trẻ nên hạn chế lượng nước ép trái cây mỗi ngày và chỉ uống theo khuyến cáo liều lượng như sau:
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: không quá 120ml mỗi ngày.
Trẻ từ 4 đến 6 tuổi: từ 120ml đến 180ml mỗi ngày.
Trẻ từ 7-18 tuổi: khoảng 250 ml mỗi ngày.
– Trái cây nguyên chất cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng nhiều hơn nước ép trái cây. Vì vậy, NÊN ĂN TRÁI CÂY TƯƠI HƠN UỐNG NƯỚC ÉP.
– Không nên uống nước trái cây trước giờ đi ngủ, cũng như để điều trị mất nước hoặc tiêu chảy.
Theo Afamily