Tối đa hóa tiềm năng não bộ của bé

Nghiên cứu cho thấy, môi trường và sự chăm sóc của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của bé. Mẹ nên làm theo những lời khuyên sau đây để tối đa hóa tiềm năng não bộ của bé trong giai đoạn từ 2-5 tuổi.

Từ khi sinh ra, trẻ em đã có hơn 100 tỷ tế bào não. Những tế bào này liên kết với nhau và giúp bé trở nên thông minh hơn.  Khoảng thời gian đầu tiên trong cuộc sống chính là giai đoạn vàng để trẻ em học hỏi và phát triển trí thông minh. Nó sẽ tạo ra nền tảng cho suốt cuộc đời bé sau này. Ba mẹ nên khuyến khích bé tham gia các hoạt động hỗ trợ cho sự phát triển não bộ trong các giai đoạn.

dinh dưỡng tăng cường trí thông minh

1/ Cảm xúc và giao tiếp xã hội

Tạo một môi trường an toàn và tràn ngập tình yêu cho bé cưng của bạn. Sự quan tâm là cách đơn giản nhất giúp bé cảm thấy an toàn. Trẻ em cảm nhận tình yêu của ba mẹ thông qua sự vuốt ve, cách bạn cho bé ăn hay chăm sóc khi bé cảm thấy không thoải mái.

Sự thiếu quan tâm và chăm sóc sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não của bé cưng. Khi bé cảm thấy căng thẳng, hormone cortisol sẽ làm giảm các liên kết trong não và làm cho phần não liên quan đến cảm xúc nhỏ hơn bình thường.

2/ Thính giác và thị giác

Trẻ em học hỏi thế giới xung quanh bằng cách sử dụng và thử nghiêm 5 giác quan. Cho trẻ tiếp xúc với những điều mới để giúp não cũng cố những liên kết cũ và tạo ra những liên kết mới.

– Quan sát cách bé chơi: Mẹ có thắc mắc khi chơi con thường hay cho đồ chơi vào miệng? Đó là cách bé cảm nhận đồ chơi thông qua các giác quan của mình. Không chỉ cảm nhận bằng tay, bé sử dụng tất cả các giác quan của mình để giúp não nhận biết một cách chân thật về sự vật. Vì vậy, mẹ nên tạo điều kiện cho con thoải mái chơi đùa nhưng nhớ đảm bảo an toàn cho con, mẹ nhé!

chơi đùa cũng giúp bé phát triển

– Tạo cơ hội cho bé giải quyết những vấn đề đơn giản như lấy đồ chơi dưới gầm bàn, chọ quần áo hay chọn đồ chơi yêu thích của mình… Bạn nên chỉ dẫn hoặc đặt câu hỏi và để bé tự làm.

– Mẹ nên để con đọc một cuốn sách nhiều lần hoặc chơi đi chơi lại một món đồ chơi. Điều này giúp não tạo thành kinh nghiệm và sự kết nối.

– Cho trẻ chơi nhạc cụ hoặc nghe nhạc từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, nghe nhạc giúp bé học toán tốt hơn. Từ 1 – 4 tuổi là giai đoạn phát triển khả năng logic và toán học. Đây cũng chính là giai đoạn lý tưởng cho bé học nhạc.

Cho bé nhìn gương để kích thích sự phát triển Khi bé đã qua thời kỳ ăn ngủ là chính, khoảng 3 tháng trở lên, mẹ đã có thể bồng bé vòng vòng quanh nhà để thăm thú. Đặc biệt, khi lần đầu được tiếp xúc với gương, mẹ có để ý sự thay đổi trên nét mặt của bé. Thực tế là đứa trẻ nào cũng thích thú khi được nhìn mình trong gương. Thay vì để bé tự…

3/ Kỹ năng ngôn ngữ

Trò chuyện là cách đơn giản giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Bé sẽ mất một thời gian để tiếp thu những gì bạn nói trước khi học cách đáp trả lại.  Theo nghiên cứu, những bé thường xuyên nói chuyện với mẹ khi còn nhỏ có khả năng ngôn ngữ và giao tiếp tốt hơn những bé khác. Đừng ngại lặp đi lặp lại một từ, đọc đi đọc lại một cuốn sách…

4/ Kỹ năng vận động

Đối với trẻ em, vận động cũng là một cách học hỏi. Thông quan trò chơi, trẻ em sẽ học cách kiểm soát và kết hợp để chơi một cách khéo léo hơn. Đặc biệt, khiêu vũ là cách giúp bé học nhiều kỹ năng cùng một lúc. Nó không chỉ giúp bé thiết lập nền tảng thông qua những động tác mà còn giúp bé cảm nhận nhịp điệu âm nhạc, liên kết chúng với những chuyển động của cơ thể và phát triển trí tưởng tượng của bé qua các điệu nhảy.

Mong chờ từng cột mốc phát triển của con Mỗi ngày với bé là một niềm vui khám phá mới. Sẽ không có gì lạ khi bé lại phát hiện thêm kỹ năng mới với từng ngày trôi qua. Vào mỗi một độ tuổi, bé sẽ có những cột mốc phát triển khác nhau. Chỉ khi nắm vững được điều này, ba mẹ mới có thể giữ bé an toàn và khỏe mạnh.

5/ Dinh dưỡng

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết cho bé trong giai đoạn mới sinh và trong những năm đầu của cuộc đời. Trẻ em cần 12 dưỡng chất cần thiết sau đây để giúp não phát triển một cách toàn diện: DHA, AA, Omega 3 & 6, Taurine, Choline, Iron, Zinc, Acid Folic, Lutein và Phospholipid.

Các chất dinh dưỡng này có trong nhiều nhóm thực phẩm như rau xanh có màu đậm, cá hồi, các loại hạt, dầu thực vật, trái cây tươi và các sản phẩm từ sữa.

 Theo MarryBaby

One thought on “Tối đa hóa tiềm năng não bộ của bé

Leave a Reply

Or