Thực phẩm dành cho trẻ bị tiêu chảy

Khi bé bị tiêu chảy, dẫn đến tình trạng mất nước khiến trẻ rất dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng, vì vậy, bổ sung thực phẩm phù hợp với bé lúc này là rất quan trọng.

Ngoài việc dùng thuốc để điều trị tiêu chảy, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần cân bằng lại hệ tiêu hoá của trẻ; đôi khi hiện tượng tiêu chảy ở trẻ ngừng lại thì có thể cũng là lúc trẻ có thể dễ dàng bị táo bón. Do đó, cha mẹ nên cho bé dùng những thực phẩm sau trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ cho đến khi hiện tượng tiêu chảy dần lắng xuống.

1. Gạo

thuc-pham-cho-be-bi-tieu-chay-webphunu.net

Gạo được coi là một thực phẩm chống tiêu chảy mà rất nhiều người biết đến và ca ngợi. Bởi vì gạo là thực phẩm khá nhạt, nó cũng giúp giảm thiểu và làm chậm quá trình tiêu chảy diễn ra trong cơ thể bé. Mẹ có thể chế biến gạo thành hai món sau cho bé:

Nước cháo muối: dùng một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch rồi đun nhừ, lọc qua rá, lấy nước cho trẻ uống dần.

Nước gạo rang muối: lấy 50g gạo (một vốc tay) đem rang vàng, cho 6 bát nước đem nấu nhừ lọc qua rá cho 1 thìa cà phê muối ăn vào rồi cho trẻ uống dần.

2. Bánh mì

Bánh mì sẽ giúp hấp thụ thêm các axit có trong dạ dày, làm giảm tình trạng axít trong dạ dày từ đó giúp phòng ngừa hữu hiệu bệnh tiêu chảy.

3. Mỳ sợi

Cho trẻ ăn một phần nhỏ của những mỳ sợi cũng có thể giúp ổn định dạ dày của con bạn.

4. Khoai tây luộc

Khoai tây luộc thường khá nhạt mà lại thơm ngon nên sẽ không gây kích thích với ruột của trẻ.

5. Cà rốt

thuc-pham-cho-be-bi-tieu-chay-webphunu.net

Thành phần dinh dưỡng trong củ cà rốt rất phong phú: chất đạm, chất béo, đường, bột, B caroten là chất chống lão hóa, nhiều loại men, vi lượng… Trẻ bị tiêu chảy có thể cho uống nước cà rốt. Nếu bị suy dinh dưỡng hoặc quáng gà, có thể nấu canh cà rốt ăn hằng ngày.

Hoặc nấu súp cà rốt muối cho trẻ uống, với cách làm như sau: Cà rốt 500g, muối ăn một thìa cà phê gạt ngang, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ cho một nhúm muối đun sôi lại cho trẻ uống dần.

6. Sữa chua

Nếu trẻ bị tiêu chảy do mất cân bằng vi khuẩn thì những vi khuẩn hữu ích trong sữa chua có thể giúp khôi phục sự cân bằng thích hợp này và làm giảm tình trạng tiêu chảy cho con bạn

7. Táo

Táo là một loại quả rất dễ tiêu hóa với trẻ, chúng nhiều chất xơ và cung cấp một lượng lớn nước để bù đắp cho lượng nước đã mất đi khi trẻ bị tiêu chảy. Mẹ có thể hấp hoặc hầm nhừ táo để bé dễ tiêu hóa.

8. Hồng xiêm

Quả hồng xiêm có vị ngọt, tính mát; có tác dụng bổ mát, sinh tâm dịch, giải khát, nhuận tràng.

9. Chuối

thuc-pham-cho-be-bi-tieu-chay-webphunu.net

Chuối là thực phẩm tuyệt vời để ngừng tiêu chảy cho trẻ vì chứa nhiều kali giúp cơ thể nhanh phục hồi tình trạng mất nước. Tuy chuối rất to nhưng chúng lại mềm và không gây kích thích hệ tiêu hóa.

Mẹ cần lưu ý khi

– Theo khuyến cáo của bác sĩ, khi bị tiêu chảy nên cho trẻ “ăn ít uống nhiều”. Do cơ thể trẻ thải ra quá nhiều nước nên cần uống để bù lại. Nước có tác dụng như chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể nên uống nhiều nước sẽ làm tiêu chảy nhiều hơn, nhưng bệnh sẽ mau khỏi hơn. Vì vậy, trong thời gian bé bị tiêu chảy, cha mẹ nên cho bé ăn thức ăn nhẹ và mềm để bé dễ tiêu hóa, chẳng hạn, cháo gạo trắng loãng, cháo thịt nạc, cháo carrot thịt nạc, carrot hầm nhừ, soup gà, khoai tây hầm nhừ…và uống thêm nhiều nước.

– Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Nên nhớ cho bé ăn một lượng thịt ít hơn thường ngày (nếu cho bé ăn nhiều chất đạm, bé sẽ khó tiêu hóa). Trường hợp này, cha mẹ nên chọn loại sữa dành cho bé bị tiêu chảy vì lượng đường trong sữa tuy thấp nhưng nó vẫn chứa đủ các chất dinh dưỡng khác.

– Tránh cho bé ăn những thức ăn nhiều đường, hoa quả nhiều đường gây nặng nề cho hệ tiêu hóa. Cha mẹ cũng không nên cho bé tiêu chảy uống nước hoa quả hoặc nước ngọt vì đồ uống này sẽ khiến chứng tiêu chảy ở bé trầm trọng hơn.

– Nên tránh cho bé ăn thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Một số bé uống sữa cũng khiến tiêu chảy nặng thêm do phản ứng với lactose có trong sữa.

– Nên cho bé ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên thay vì chú trọng đến khẩu phần của một bữa lớn. Cũng không nên bắt ép bé ăn mà có thể để bé tự chọn món ăn yêu thích, bé sẽ hấp thu được nhiều thức ăn hơn bạn nghĩ.

– Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn, ăn bình thường. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.

– Hãy duy trì một chế độ ăn nhạt cho trẻ cho đến khi bạn cảm thấy trẻ đang khá hơn trong một vài giờ sau đó.

– Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú.

– Trẻ trên 6 tháng tuổi: ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một, các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa… và cần cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần./.

Theo Kienthucgiadinh

Leave a Reply

Or