Siêu âm nhiều có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Mặc dù hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu có những ảnh hưởng xấu của sóng siêu âm tới sức khỏe của mẹ và bé hay không, nhưng thực tế là nhiều người mẹ mang thai rất ‘nghiện’ siêu âm, bất kể lời khuyên hạn chế siêu âm của bác sĩ sản khoa.

Những nguy cơ nào về dị tật thai nhi do siêu âm?

Có quá nhiều ca dị tật thai nhi trong những năm gần đây khiến các bà mẹ lo ngại. Thậm chí, nhiều trường hợp đau lòng xảy ra khi suốt quá trình mang thai sản phụ đã thăm khám thường xuyên và các bác sỹ đều kết luận trẻ phát triển bình thường; nhưng đến lúc sinh, trẻ lại mắc những khiếm khuyết. Chính vì vậy, các bà mẹ phải vô cùng cẩn trọng trong quá trình mang thai, tránh ảnh hưởng đến bé. Trong đó, bên cạnh những yếu tố có nguy cơ tiềm tàng như môi trường, di truyền và cả chế độ chăm sóc tiền sản, các mẹ cũng đề phòng cả yếu tố siêu âm thai kỳ. Siêu âm thai quá nhiều lần có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm thính lực của thai nhi.sieu-am-thai1

Với những thai kỳ khỏe mạnh, chị em chỉ nên siêu âm những mốc quan trọng của thai kỳ

Thời điểm nào siêu âm có hại cho thai nhi?

Đó là khi thai dưới 8 tuần tuổi, tức là trong 2 tháng đầu của thai kỳ. Đây là thời điểm vàng để thai nhi các tổ chức thai đang hình thành các bộ phận, đặc biệt là cơ quan sinh dục, các hệ thần kinh trung ương. Không ai dám chắc chắn rằng bất kỳ loại tia nào (trong đó có sóng siêu âm) không ảnh hưởng đến sự hình thành của thai.

Siêu âm có hại cho mẹ bầu không?

Nhiều mẹ bầu khi mang thai, vì nôn nóng thấy con đã không ngần ngại tốn kém đi siêu âm nhiều lần. Thực tế, không ít mẹ còn in ảnh, in đĩa về cho cả gia đình cùng xem và giữ làm kỷ niệm. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, việc siêu âm nhiều lần khi mang thai là điều không cần thiết, thậm chí gây hại cho cả mẹ và con. Việc siêu âm thai quá nhiều chắc chắn gây tốn kém cho thai phụ khi chi phí cho mỗi lần siêu âm tối thiểu 200 ngàn . Chưa kể, việc siêu âm giới tính hay lưu hình ảnh thai nhi vào VCD có thể khiến bà mẹ phải nằm lâu trong quá trình siêu âm, tia bức xạ có thể nhiều đến mức gây hại cho cả mẹ và con.

Khi nào mẹ bầu cần đi siêu âm?

Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt quá trình thai nghén có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai:

– Từ tuần 12 -14 của thai kỳ: thời điểm tốt nhất để xác định tuổi thai và đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…).
– Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ: thời điểm khảo sát hình thể thai nhi bao gồm cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi… nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Bên cạnh đó còn có thể khảo sát về bánh nhau và nước ối qua siêu âm.
– Từ tuần 30 – 32 của thai kỳ: thời điểm này siêu âm nhằm phát hiện một số bất thường về hình thể thai nhi xảy ra muộn như ở tim, mạch máu và các bất thường ở não như giãn não thất…, đồng thời để chẩn đoán ngôi thai, cân nặng thai nhi, khảo sát bánh nhau, dây rốn, nước ối… Từ đó bác sĩ lâm sàng có thể đánh giá và tiên lượng được cuộc sinh sắp tới, nhất là những thai kỳ có nguy cơ cao để có thể cho nhập viện sớm trước ngày dự sinh.

sieu-am-thai-21

 


Chỉ với những thai kỳ nguy cơ cao như tim sản, cao huyết áp… số lần khám thai và siêu âm sẽ nhiều hơn với nhịp độ dày hơn vì các lý do y học.
 

Những lưu ý nào với mẹ bầu trước khi đi siêu âm?

  • Thời gian siêu âm thường kéo dài từ 5-15 phút.
  • Trước khi siêu âm, mẹ nên uống nhiều nước và nhịn tiểu.
  • Bác sĩ siêu âm sẽ quét một lớp dầu hoặc kem chuyên dụng lên bụng mẹ bầu với mục đích giúp quá trình truyền sóng âm tốt hơn.
  • Hãy chuẩn bị các câu hỏi mẹ thắc mắc về quá trình mang thai và những dấu hiệu bất thường để hỏi bác sĩ và có những lời khuyên thích hợp.

Theo webtretho

Leave a Reply

Or