Phòng bệnh còi xương ở trẻ em

Trẻ còi xương nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ gặp biến chứng như thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bình thường của trẻ trong quá trình phát triển.

Còi xương là một bệnh thường gặp ở trẻ. Trẻ còi xương nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ gặp biến chứng như thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bình thường của trẻ trong quá trình phát triển. Nhất là các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi khi trưởng thành.

phòng bệnh còi xương ở trẻ em

Vì vậy, việc phòng chống còi xương cho trẻ là điều rất quan trọng ngay từ khi mang thai và sơ sinh.

1. Điều trị bệnh còi xương

Đối với bệnh nhân bị còi xương dinh dưỡng:

Bổ sung vitamin D và Canxi. Nếu cung cấp đủ Canxi và vitamin D sớm thì tổn thương xương được hồi phục sau vài ngày đến vài tháng tuỳ mức độ.

Còi xương được điều trị triệt để trong giai đoạn trẻ đang lớn thì những biến dạng xương sẽ được cải thiện và có thể hết, nếu không được điều trị trong giai đoạn trẻ đang lớn thì những biến dạng xương này sẽ tồn tại vĩnh viễn.

Bệnh nhân còi xương gây ra do rối loạn chuyển hoá:

Đầu tiên ngăn chặn biến chứng giảm canxi và phốt pho máu bằng cách bổ sung canxi, phốt pho và vitamin D dạng hoạt động (Calcitriol) liều cao. Những rối loạn máu thường được cải thiện sau một tuần điều trị bằng bổ sung vitamin D và canxi mặc dù cần phải điều trị kéo dài hơn nữa việc bổ sung vitamin D và canxi.

Bổ sung Vitamin D2 (ezgocalciferol), D3 (cholecalciferol): 2000-4000Ui/ngày x 4-6 tuần. sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng. Khi có bệnh cấp tính hoặc có nhiễm khuẩn cấp ( viêm phổi, tiêu chảy) có thể dùng 10.000UI/ngày x 10 ngày. Trong quá trình điều trị cần chú ý phát hiện các dấu hiệu ngộ độc vitamin D.

Điều trị phối hợp:

Cho thêm các vitamin khác, chế độ ăn đủ dinh dưỡng, đặc biệt là dầu, mỡ nhằm tăng khả năng hấp thụ vitamin D. Cung cấp muối Ca 500mg/ngày với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, 1-2 g/ngày với trẻ lớn.

Phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ em       

Các bậc cha mẹ cần biết về các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống, cũng như cách nuôi con hợp lý, chọn thực phẩm giàu vitamin D, canxi. Các gia đình cần loại bỏ những tập quán lạc hậu như: kiêng nắng, kiêng gió, kiêng ăn một số thức ăn trước và sau khi sinh.

Để phòng còi xương cho con, ngay từ khi mang thai, người mẹ nên thường xuyên đi dạo ngoài trời để tiếp nhận vitamin D. Trong chế độ ăn nên ăn các loại thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D như cá, cua, trứng, gan, sữa…

Trẻ sau khi sinh cần được bú ngay, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi trẻ ăn bổ sung nên cho trẻ ăn đủ chất, thường xuyên cho trẻ ăn chế độ ăn đủ vitamin D, Canxi. Thực phẩm có nhiều Canxi và vitamin D như nước cam, sữa và sản phẩm của sữa, cua, cá, trứng, sữa, gan, pho mai, các loại rau xanh. Chú ý bữa ăn  luôn có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitamin D .

Trẻ luôn  được sống trong môi trường trong sạch, thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Ngay từ tháng đầu sau đẻ, cả hai mẹ con cần được tắm nắng (chỉ cần để hở hai cẳng chân cho da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời).

Trẻ lớn hơn cho tắm nắng vào buổi sáng , tuỳ thuộc vào mùa, thời gian tăng dần 5 – 20 phút. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 15-30 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ), nếu không có thời gian thì buổi chiều (khoảng 4h-5h). Lưu ý phải tắm nắng trực tiếp, nghĩa là không đứng sau lớp kính cửa sổ vì sẽ không còn tác dụng.

phòng bệnh cời xương cho trẻ

Trẻ có nguy cơ thiếu vitamin D như kém hấp thu mỡ (suy tụy, bệnh gan mạn…), sử dụng thuốc chống động kinh phải được theo dõi nồng độ vitamin D và bổ sung định kỳ.

Bổ sung cho bà mẹ mang thai vitamin D 1000Ui/ngày từ tháng thứ 7 hoặc uống 100.000UI-200.000UI 1 lần vào tháng thứ 7 của thai kỳ, có lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, ra ngoài trời nhiều. Uống vitamin D, liều 400UI/ngày từ tháng thứ hai cho những trẻ được bú mẹ hoàn toàn do sữa mẹ hàm lượng vitamin D thấp, trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng thai, trẻ phát triển nhanh, không có điều kiện tắm nắng.

Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D thường thiếu cả canxi, cần cho trẻ uống thêm canxi. Liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sỹ, vì uống không đúng có thể gây ngộ độc vitamin D. Uống quá liều và kéo dài sẽ làm tăng canxi máu và vôi hoá mạch máu gây sỏi thận.

Tắm nắng là tốt cho trẻ nhưng tắm nắng không phải là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho trẻ nhỏ vì dễ có nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư da về sau, nên bổ sung vitamin D cho trẻ nhỏ là biện pháp dự phòng tốt nhất. Vitamin D3 Cholecalciferol (D3), dễ hấp thu hơn vitamin D2Ergocalciferol (D2).

Với gia đình có tiền sử bệnh, thai phụ nên được chẩn đoán trước sinh, được tư vấn về khả năng di truyền cũng như chăm sóc mẹ và bé trong thai kỳ, sau khi sinh và cả quá trình phát triển của trẻ.

Leave a Reply

Or