Nhược cơ ở phụ nữ mang thai

Nhược cơ là một bệnh thần kinh tự miễn, với biểu hiện yếu cơ, mỏi cơ, sụp mí mắt, khó mở mắt… đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Các biểu hiện khác:

Các biểu hiện khác của nhược cơ ở thai phụ là nuốt khó, nhai mỏi, mỏi đầu, bải hoải chân tay… Ban đầu, các triệu chứng chỉ thoáng qua nhưng sau lại tái phát.

Nguyên nhân

Nhược cơ là do hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra những kháng thể ức chế hoặc phá hủy các thụ thể acetylcholin ở cơ. Hậu quả là làm gián đoạn quá trình truyền tin giữa hệ thần kinh và cơ, làm cơ suy nhược hoặc thậm chí là teo lại.

Các nguyên nhân khác gây nhược cơ:

– Do thai phụ dùng một số loại thuốc và có phản ứng với thuốc.

– Do thai phụ phải phẫu thuật, gây mê.

– Do nhiễm khuẩn, chấn thương, do bệnh tật…

Thời điểm

Nhược cơ thường xuất hiện vào 4 tháng đầu mang thai. Những tháng cuối của thai kỳ thì bệnh sẽ nặng hơn.

Biến chứng

Nhược cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai phụ như thai phụ bị suy hô hấp, lồng ngực xẹp; thai phụ ho khó hoặc không ho được; nói khó hoặc không nói được, không nuốt được. Nặng thì thai phụ không cử động được.

Điều trị

Khi bị nhược cơ, thai phụ cần đi khám bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp phải điều trị bằng lọc huyết tương. Đây là phương pháp phải dùng máy chạy bên ngoài như chạy thận nhân tạo để lọc bỏ bớt các tự kháng thể ra khỏi máu.

Hoặc phải chọn phương pháp cắt bỏ tuyến ức.

Phòng tránh

Để tránh nhược cơ, thai phụ nên tránh làm việc quá sức.

Thai phụ nên giữ gìn vệ sinh răng miệng, thân thể tốt. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; tăng cường dinh dưỡng…

Theo mevabe

Leave a Reply

Or