Những vấn đề phụ nữ tuổi “băm” phải đối mặt

Bước vào lứa tuổi băm, bạn sẽ đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe và sắc đẹp. Chính vì vậy bạn cần phải có một kế hoạch chăm sóc bản thân rõ ràng và nghiêm túc để duy trì vẻ thanh xuân.

1. Lão hóa diễn ra rất nhanh

Hiện tượng lão hóa có thể bắt đầu ngay từ năm 20 tuổi trở đi, những đến khoảng tuổi 30 thì hiện tượng này biểu hiện rõ. Dấu hiệu lão hóa rõ nhất ở làn da như da bị khô sạm, nhiều mụn, nhăn nheo, các vết chân chim xuất hiện ở khóe mắt, khóe môi, nếp nhăn trên trán. Không chỉ vậy, mái tóc bạn cũng kém bóng bẩy khỏe mạnh, trí nhớ giảm sút, các vấn đề về thần kinh cũng trở nên rắc rối hơn như dễ căng thẳng, mệt mỏi, dễ bị ốm yếu hơn.

Bởi vì vào tuổi này, nội tiết tố nữ estrogen bị suy giảm. Mặt khác quá trình sản sinh collagen cũng giảm đi đáng kể, các cấu trúc da suy yếu, làm cho lớp mô liên kết xẹp xuống, bị phá huỷ dần dần, tạo thành nếp nhăn. Bên cạnh đó, tuần hoàn máu và hệ bạch huyết suy giảm, hiện tượng oxy hóa diễn ra mạnh hơn, ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể khiến chúng bị lão hóa dần.

Tuy nhiên, hiện tượng lão hóa không chỉ là do các quy luật tự nhiên, phong cách sống và làm việc của con người cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình này. Nếu bạn có một lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ăn uống khoa học, thường xuyên bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng làn da, mái tóc, thì hiện tượng lão hóa sẽ chậm lại vài năm, thậm chí là hàng chục năm.

Những vấn đề phụ nữ tuổi “băm” phải đối mặt 2

2. Các bệnh xương khớp

Ở lứa tuổi cận kề 30, bạn đã có khả năng bị mắc các vấn đề xương khớp, chứ chưa nói đến những lứa tuổi lớn hơn. Lối sống ít vận động, ngồi nhiều, ăn uống không điều độ và thiếu dưỡng chất, nhất là canxi khiến cho tình trạng này càng có nguy cơ xảy ra.

Tình trạng lão hóa của cơ thể sẽ khiến xương khớp bạn không còn duy trì được độ dẻo dai như trước đây, mà có thể gặp một số rắc rối như đau mỏi cơ, vai gáy, thắt lưng, chuột rút, đau thần kinh tọa, tăng nguy cơ loãng xương, thoái hóa cột sống.

Vì vậy, để xương khớp luôn dẻo dai, tránh bệnh tật, bạn nên tập thể dục, thể thao thường xuyên, hạn chế ngồi nhiều. Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung thêm canxi và dưỡng chất để hạn chế và cải thiện tình trạng xương khớp.

3. Các bệnh tiêu hóa

Nguy cơ bị mắc các bệnh đường ruột và táo bón của phụ nữ cao gấp 2-3 lần nam giới. Do đặc điểm cấu tạo thể chất, cùng với tuổi tác,  khả năng tiêu hóa của phụ nữ khi bước vào xấp xỉ tuổi băm trở đi kém hơn.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không cân bằng và hợp lý, thiếu rau quả và chất xơ, ít vận động, khiến các bệnh này càng có khả năng xảy ra. Táo bón và bệnh trĩ thường có liên quan đến nhau. Vì vậy, để tránh những phiền hà này, chị em nên tập thể dục thường xuyên, ăn uống giàu chất xơ giúp tránh gặp phải các bệnh tiêu hóa.

4. Tăng cân và cơ thể chảy xệ

Càng lớn tuổi, chị em càng có khả năng bị tăng cân và béo phì do quá trình thai nghén, sinh nở, cộng với chế độ ăn uống, sinh hoạt ngày càng ít được quan tâm, chú trọng. Mặt khác, từ tuổi 25 trở đi, lượng collagen trong cơ thể bị hao hụt khá nhiều khiến là da dễ bị trùng, nhão, nhăn nheo, chảy xệ.

Chính vì vậy, vòng ngực, vòng hông, eo, mông trở nên thiếu săn. Vì thế, nếu muốn duy trì một vóc dáng thanh xuân, gọn gàng, bạn cần thường xuyên tập thể dục, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Leave a Reply

Or