Những “nỗi niềm” khó nói sau sinh

Cơ thể trở nên xập xệ sau sinh, tiểu không tự chủ hay suy giảm trí nhớ là những nỗi niềm phiền toái mà phụ nữ gặp phải sau khi sinh con.

Sau 9 tháng mang thai vất vả, đã đến ngày mẹ ôm cục cưng vào lòng. Mọi nỗi đau, khó khăn của việc đau đẻ, cắt tầng sinh môn, vết mổ đẻ… dường như tan biến hết, nhường chỗ cho niềm hạnh phúc làm mẹ. Thế nhưng, vẫn có những “nỗi niềm” khó nói sau sinh mẹ phải đối mặt mà không dễ chia sẻ với ai.

Vòng một chảy xệ

Tình trạng ngực chảy xệ phố biến đối với các mẹ cho con bú, đặc biệt là sau khi cai sữa. Nguyên nhân khiến núi đôi chảy xệ sau sinh là do vòng một không có cơ bắp hay dây chằng mà chỉ bao gồm các mô mỡ. Khi mang thai và sau sinh, các ống dẫn sữa phát triển khiến ngực giãn nở, căng tức, thậm chí gây rạn da. Việc ngực bị căng sữa liên tục có thể dẫn đến bị biến dạng sau cai sữa. Ngoài ra, nếu mẹ không cho con bú đều hai bên hoặc không cho bé bú đúng cách cũng sẽ làm tình hình tồi tệ hơn.

Nhằm hạn chế sự biến đổi không mong muốn này, các mẹ có thể tập các bài tập thể dục giúp vòng 1 săn chắc hơn. Sau sinh nở, mẹ cũng nên chọn phương pháp giảm cân từ từ vì trọng lượng mất đi quá nhiều trong thời gian ngắn chính là căn nguyên dẫn đến tình trạng ngực nhỏ, chảy xệ. Chị em cũng cần áp dụng chế độ ăn uống điều độ, giảm lượng chất béo động vật, ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám, đậu, rau xanh, dầu ô liu và trái cây tươi giàu vitamin B, E giúp duy trì độ đàn hồi cho da; tắm vòi sen nóng hay lạnh cũng là cách hiệu quả để cải thiện vòng 1, vì áp lực nước và nhiệt độ giúp massage cơ thể, cải thiện lưu thông huyết mạch và làm vòng 1 săn chắc hơn.

Vòng hai quá khổ

Do thời gian mang thai, các mẹ thường tăng cân quá nhiều khiến mỡ tích tụ ở vùng bụng. Vì v ậy việc lấy lại vóc dáng, đặc biệt là vòng eo sau sinh không phải là chuyện một sớm, một chiều. Có nhiều mẹ con đã thôi nôi nhưng vòng eo vẫn còn như bầu 4, 5 tháng. Thêm vào đó, 9 tháng bầu bí, da bụng chị em phải căng quá cỡ, và đương nhiên sau sinh phần da này sẽ rất khó phục hồi.

nỗi niềm sau sinh

Để khắc phục tình trạng này, cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là tăng cường các bài tập thể dục khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày vừa giúp vòng eo và cơ thể săn chắc hơn, vừa đào thải được nhiều độc tố và chất cặn bã trong cơ thể qua tuyến mồ hôi. Ngoài ra, các mẹ cần điều chỉnh thực đơn với các món ăn giàu chất xơ, vitamin, uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, đảm bảo ngủ đủ giấc ít nhất 7 – 8 giờ/ ngày… cũng giúp hạn chế phát sinh mỡ thừa và làm đẹp da.

Vùng kín giãn rộng

Vùng kín giãn kích thước sau sinh là vấn đề phổ biến đối với mẹ sinh thường. Bình thường, âm đạo có độ đàn hồi, co giãn tốt. Khi chưa quan hệ tình dục, chiều rộng âm đạo chỉ khoảng 1,5 cm, sau khi sinh hoạt tình dục, kích thước vùng này tăng đến 2 – 3 cm. Đặc biệt, sự thay đổi âm đạo diễn ra mạnh nhất sau khi bạn trải qua quá trình sinh thường, vì để bé chui ra ngoài, các cơ vòng âm đạo phải giãn rộng tối đa lên đến 10 cm. Dù sau đó các cơ này sẽ co lại nhưng cũng giống như một sợi dây chun sau khi giãn quá mức, âm đạo khó thu về độ chật hẹp và ôm khít như ban đầu, đặc biệt với những trường hợp sinh nhiều lần hoặc sinh khó, thời gian chuyển dạ kéo dài.

Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chăn gối vợ chồng, làm cho chị em thiếu tự tin, ít ham muốn và làm giảm hứng thú quan hệ ở người chồng. Chưa kể, âm đạo giãn rộng có thể gây ra tình trạng tiểu không tự chủ và tạo mùi khó chịu.

Để khắc phục tình trạng này, chị em có thể luyện các bài tập rèn cơ xương chậu (bài tập Kegel), thông thường bài tập này phải được thực hiện hàng ngày ít nhất 6 tháng mới mang lại hiệu quả. Nếu tình trạng âm đạo bị giãn rộng quá mức, chị em có thể thực hiện phẫu thuật thu hẹp âm đạo tại các bệnh viện lớn, uy tín.

Không kiềm chế được khi tiểu tiện

Thường xuất hiện trong vòng 8 tuần sau sinh, nhất là mấy ngày đầu. Chỉ cần sản phụ hắt hơi hoặc ho là có thể tiết ra nước tiểu. Đó là do sau khi sinh, các cơ và dây chằng của chậu hông yếu đi nên khó kiểm soát việc bài tiết nước tiểu, bàng quang lại bị đẩy khỏi vị trí cũ.

Mặc dù chứng són tiểu không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nó cũng khiến không ít chị em cảm thấy phiền phức. Đặc biệt, hầu hết chị em mắc chứng bệnh này đều đã từng trải qua những lần sinh nở.

Triệu chứng này có thể sẽ tự khỏi sau từ 3- 6 tháng sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh kéo dài hơn, có người thậm chí đến hàng năm sau vẫn chưa kiểm soát được việc đi tiểu trở lại bình thường.

Chị em mắc chứng khó kiểm soát tiểu tiện này nên tập thói quen đi tiểu ngay khi buồn tiểu, tức bụng. Nếu bệnh nặng thì cần đi khám sớm.

Suy giảm trí nhớ

Chứng suy giảm trí nhớ sau sinh là tình trạng xảy ra ở nhiều phụ nữ. Mặc dù đây chỉ là chứng suy giảm trí nhớ tạm thời nhưng với nhiều chị em, nó có thể gây ra những phiền toái trong cuộc sống.

Sở dĩ chị em gặp phải chứng suy giảm trí nhớ sau khi sinh là od tác động của hormone thai kì. Hormone này hoạt động mạnh nhất ở các tháng cuối thai kì, gây tác động lên não, có thể dẫn đến ứ não, phù nề… làm cho chức năng hoạt động của não bị suy giảm, trì trệ về nhận thức, trí nhớ. Sau khi sinh, hormone này vẫn còn ảnh hưởng đến não khoảng vài tháng nữa nên không ít chị em gặp phải tình trạng giảm trí nhớ sau sinh. Đến khi hormone này hết tác động, chị em sẽ trở lại bình thường. Như vậy hiện tượng này chỉ là tạm thời và có thể tự khỏi.

Để khắc phục tình trạng này, khi mang thai, bạn nên duy trì sinh hoạt như thường ngày, không nên đảo lộn, cố gắng duy trì giấc ngủ sâu để lấy lại sức khỏe và sự minh mẫn cho trí não. Nếu bạn cảm thấy tình trạng giảm trí nhớ ngày càng tăng và trầm trọng hơn thì nên tới gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

 

 

theo: phunutoday

Leave a Reply

Or