Những điều nên làm khi mang thai

Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, trước khi mang thai mẹ cần làm những điều sau đây mẹ nhé!

Bổ sung axit folic

Các mẹ nên bắt đầu bổ sung axit folic ngay từ khi có dự định mang thai. Axit folic là một dưỡng chất cần thiết giúp chống lại các dị tật về não bộ và các vấn đề về cột sống chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Tuy nhiên các mẹ chú ý là chỉ nên bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày thôi nhé! Song song với axít folic các mẹ cũng nên bổ sung 10mcg vitamin D mỗi ngày. Và quan trọng nhất là lập một thực đơn giúp việc ăn uống của các mẹ thật cân bằng nhé!

Hãy bỏ thuốc lá và rượu ngay lập tức

Việc hút thuốc trong thời gian mang thai, ngoài những nguy hiểm cho sức khỏe của các mẹ thì các mẹ còn có nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung và sẩy thai. Khói thuốc khi hít vào sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến các bé có thể bị nhẹ cân khi sinh. Bên cạnh đó mẹ cũng không nên uống rượu trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu vì rượu cũng có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

nhung-dieu-nen-lam-khi-mang-thai-1
Chuẩn bị thật tốt cho một thai kỳ khỏe mạnh. Ảnh: Getty Images

 

Cắt giảm cà phê

Các mẹ cũng nên cắt giảm cà phê nhé, nếu có uống thì cũng chỉ nên giới hạn ở mức 200mg cà phê mỗi lần mà thôi.

Ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn lành mạnh có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho các mẹ và bé. Các mẹ tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm tái, sống vì chúng có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng hay độc tố có thể gây hại cho bé. Ví dụ như sữa chưa tiệt trùng, các loại thịt tái, rau sống…

Hạn chế ảnh hưởng của ốm nghén

Hầu hết các mẹ đều bị ốm nghén trong ba tháng đầu thai kỳ mà nôn, ói là triệu chứng thường gặp nhất. Để giảm bớt buồn nôn các mẹ nên ăn ít và ăn thường xuyên. Cố gắng tìm ra những loại thực phẩm hợp với mình khiến mình cảm thấy ít buồn nôn hơn.

Thăm khám bác sĩ theo lịch hẹn

Cần đi khám bác sĩ theo lịch hẹn và siêu âm định kỳ để theo dõi sức khỏe của bé, cũng như phát hiện kịp thời những rủi ro nếu có. Ngoài ra bạn cần để ý đến những dấu hiệu khác lạ như đau bụng nhiều, chảy máu âm đạo thì nên đến bác sĩ ngay.

Vận động nhẹ nhàng

Mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng để giúp cơ thể khỏe mạnh, dễ dành hơn khi sinh nở. Ngoài ra các mẹ có thể tập cho mình những thói quen tốt như đi ngủ sớm, nghe nhạc, đọc sách…

Tham gia lớp học tiền sản

Các mẹ nên theo học các lớp học tiền sản. Lớp học này sẽ cung cấp cho các mẹ những kiến thức cơ bản về quá trình mang thai và sinh nở. Nếu có thể hãy rủ ông xã theo cùng, cả hai sẽ có những kiến thức để chăm sóc em bé thật tốt. Ngoài ra, việc trò chuyện với các bà mẹ khác sẽ giúp cho các mẹ có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình mang thai và sinh con.

Hỗ trợ cho sự gắn kết cha con

Các mẹ có thể rất dễ dàng trong việc gắn kết với bé nhưng các ông bố thì có vẻ khó khăn hơn, vì thế hãy giúp đỡ hai cha con họ bằng cách tạo ra những cuộc nói chuyện giữa ba người vì khoa học đã chứng minh rằng bé có thể cảm nhận thấy những cuộc hội thoại bên ngoài tử cung ở những tháng cuối thai kỳ.

 Theo ebe

Leave a Reply

Or