Những điều cần biết khi con ở giai đoạn mọc răng.

Những chiếc răng sữa đầu tiên của bé mọc vào lúc bé được khoảng 6 tháng tuổi.

1. Thời khóa biểu mọc răng của con

Trẻ có tất cả 20 chiếc răng sữa, 10 cái ở hàm trên, 10 cái ở hàm dưới. Lịch mọc răng của các bé sẽ rất khác nhau về thời điểm đối với các bé khác nhau.

Sau đây là lịch mọc răng thường gặp nhất theo bệnh viện Nhi Đồng St. Louis (Mỹ) đề xuất:

TÊN

THỜI ĐIỂM MỌC

4 cái răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới

5 – 8 tháng

4 răng cửa bên

7 – 10 tháng

4 răng hàm đầu tiên

12 – 16 tháng

4 răng nanh

14 – 20 tháng

4 răng hàm thứ 2

20 – 32 tháng

2. Biểu hiện khi con chuẩn bị mọc răng

BÌNH THƯỜNG: Chảy nhiều nước dãi; Biếng ăn; Quấy khóc, khó ăn ngủ ngon; Luôn mút ngón tay; Rất thích cắn vật rắn ; Đôi khi có sốt nhẹ, lợi sưng đỏ ở vùng răng nhú lên; Tiêu chảy.

ĐI KHÁM NGAY NẾU: sốt cao, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, quấy khóc, không chịu ăn uống kéo dài gây sút cân… vì có thể đó là biểu hiện trẻ mắc bệnh khác cần điều trị kịp thời.

Những điều cần biết khi con ở giai đoạn mọc răng - 1
Chiếc răng sữa đầu tiên của bé mọc vào lúc bé được khoảng 6 tháng tuổi

3. Khi nào trẻ bị coi là chậm mọc răng

Những chiếc răng sữa đầu tiên mọc vào khoảng 6 tháng tuổi và bé có đủ 20 chiếc răng sữa khi được khoảng 2 -2.5 tuổi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ: có vài trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 răng, hoặc một số trẻ đến 8-9 tháng mà vẫn chưa mọc chiếc răng cửa đầu tiên nhưng nếu vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì mẹ không nên quá lo lắng. Chậm mọc răng thường kết hợp thêm các dấu hiệu như chậm lên cân, chiều cao thì là do thiếu các vi chất thiết yếu cho quá trình mọc răng.

4. Bổ sung vi chất để con hết chậm mọc răng và răng sáng, chắc, khỏe, đẹp: PHẢI ĐÚNG CÁCH

Răng là một phần trong hệ xương của trẻ. Vì thế, các mẹ thường nghĩ rằng trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Tuy nhiên, thức ăn chính của trẻ là sữa – loại thức ăn giàu canxi nhất và dễ hấp thu nhất nên trẻ không thiếu nguồn cung cấp canxi.

Thực tế, để Canxi có thể hấp thu vào máu, chuyển vào tạo răng, xương một cách tối đa còn chịu ảnh hưởng của  4 vi chất khác là Vitamin D3, Magie, Kẽm, Phốt pho mà thiếu chúng trẻ sẽ chậm mọc răng, xương hàm không chắc, răng mòn, cùn, vẹt, dễ sâu răng, chiều cao thấp hơn chuẩn.

5 vi chất Canxi, Magie, Kẽm, Phốt pho, vitamin D3 kết hợp với nhau (còn gọi là “vòng tròn chiều cao”) tạo ra tác động toàn diện giúp trẻ sớm mọc răng, phát triển hệ răng – xương tối ưu.

Những điều cần biết khi con ở giai đoạn mọc răng - 2

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương. Thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và phot pho, canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi máu nên gây hậu quả còi xương chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng, răng mềm, răng mọc chậm và xô lệch do xương hàm mềm không chịu nổi sức ép bởi lực nhai…

Magie giúp chuyển Vitamin D sang dạng hoạt động làm tăng hấp thu Canxi, kích thích sinh hormone Calcitonin đảm bảo sự bền vững của xương, tránh dư thừa Canxi trong máu đồng thời làm tăng tạo mô xương.

Kẽm giúp ức chế quá trình hủy xương, tăng tạo mô xương. Ngoài ra kẽm còn giúp trẻ ăn ngon miệng tăng cường hệ miễn dịch, phát triển hệ thần kinh…

Phốt pho tham gia quá trình tạo xương, chuyển hóa phốt pho có mối liên hệ chặt chẽ với chuyển hóa canxi.

5. Khi mọc răng nên cho con ăn gì ?

Thức ăn mềm, thực phẩm xay nhuyễn dành cho trẻ em: Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai.

Bánh ăn dặm cho bé đang mọc răng: Loại bánh này mềm ra khi kết hợp với nước bọt của bé.

Các loại rau nấu chín: Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng.

Theo eva

Leave a Reply

Or