Nguyên tắc trả lời câu hỏi “Tại sao?” của con trẻ

Bạn đau đầu vì bé suốt ngày hỏi tại sao? Bạn quay cuồng vì trả lời chưa kịp trả lời câu hỏi này thì bé đã hỏi tiếp câu khác? Cả ngày bé có tận 100 câu hỏi: Tại sao? Vì sao?. Sau đây là những nguyên tắc cơ bản mà mẹ cần biết để “đối phó”.

Trả lời mỗi câu hỏi của trẻ một cách tích cực có thể kích thích sự tò mò. Mẹ hãy cung cấp một câu trả lời hợp lý và chính xác, đừng chỉ đưa ra câu trả lời mà không có ích gì cho trẻ.

Giai đoạn mẫu giáo, bé khá tích cực trong việc thu thập kiến thức và liên kết thông tin. Thông qua những câu hỏi, bé được thỏa mãn trí tò mò tự nhiên của mình.

1. Hãy trả lời đơn giản và chính xác

Trẻ mẫu giáo dễ tiếp nhận những câu trả lời ngắn và dễ hiểu. Tránh sử dụng những từ ngữ và hình thức câu khó hiểu.

câu hỏi của trẻ

Cha mẹ cần thận trọng khi trả lời bé: “Bầu trời màu xanh là do bà tiên phù phép”. Bởi “chiến thuật” này không hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, khi cha mẹ đưa câu trả lời khoa học và có tính logic sẽ kích thích bé suy nghĩ nhiều hơn và trò chuyện ở mức độ cao hơn (chẳng hạn, có thể trả lời bé: “Trời xanh là do ít mây. Nếu hôm nào nhiều mây, sắp mưa thì trời sẽ có màu xám (màu đen)…”.

2. Đừng hoảng sợ trước những câu hỏi của con

Nếu câu hỏi quá gây sốc, cha mẹ hãy thử xác nhận lại một lần nữa bằng cách hỏi lại xem con mình hỏi gì. Thường thì cha mẹ quá nhạy cảm với các câu hỏi của con nhưng hầu hết các câu hỏi của con không đến mức nghiêm trọng hoặc có ý nghĩa đặc biệt như vậy, do đó đừng để đến mức hiểu nhầm hoặc trầm trọng hóa vấn đề con hỏi.

3. Tìm kiếm sự xác nhận thêm

Nếu con tiếp tục đặt câu hỏi hay còn gọi là hỏi các câu hỏi chuỗi, cha mẹ nên làm như sau: tìm kiếm câu trả lời cho mình bằng cách đọc sách, lướt nét hoặc hỏi lại con như: “Tại sao con lại nghĩ vậy?” Hoặc cố gắng nhắc nhở con rằng bạn đã từng trả lời câu hỏi trước đó như: “Con trai hãy cố gắng nhớ lại, mẹ đã từng trả lời con câu hỏi đó đấy.”

4. Thực hành trực tiếp đôi khi làm con nhớ hơn giải thích bằng lời nói

Hãy rủ con đến vườn thú, công viên, bảo tàng… để giải thích cho con về những câu hỏi về động, thực vật, các vật thể… để tạo điều kiện cho con tìm câu trả lời chính xác và ăn sâu vào trí nhớ hơn.

5. Lệch hướng chú ý

Bạn không cần phải trả lời mọi câu hỏi của con khi không thuận lợi. Khi ấy, hãy triển khai kế hoạch trì hoãn đơn giản: “Mẹ không thể trả lời con bây giờ vì mẹ đang lái xe”. Điều này có thể dẫn tới một thắc mắc khác: “Sao đang lái xe thì không trả lời được hả mẹ?” nhưng không khó cho bạn để xoa dịu tình hình: “Như thế mẹ mới lái xe an toàn được”.

6. Thừa nhận điều mẹ không biết

câu hỏi của tre

Em bé của bạn trong giai đoạn này rất tò mò, bạn có thể lo lắng vì phải giải đáp thỏa đáng, nhanh chóng cho con. Nhưng thực tế, sẽ chẳng sao cả nếu bạn thừa nhận mình không biết. Nếu bạn không tìm được câu trả lời cho câu hỏi: “Vì sao quả cam có màu cam?”, hãy thử: “Mẹ cũng không biết nữa. Mỗi loại quả có một màu riêng mà con. Sao con không thử tô màu cam cho quả cam con vẽ ở nhà?”. Điều này trì hoãn bé hỏi nữa nhưng sẽ cung cấp cơ hội cho hai mẹ con để học hỏi, quan tâm đến màu sắc.

Một chiến thuật nhanh gọn khác khi “bí” là: “Câu hỏi của con khó đấy. Con nghĩ xem đáp án là gì?”.

7. Người mẹ “biết tất cả”

Hãy nhớ, bé đặt câu hỏi không phải lúc nào cũng cần được trả lời, đơn giản nó là một hình thức tìm kiếm sự chú ý. Nhưng nếu bạn không có câu trả lời thì cách khôn ngoan nhất đó là:

1. Thừa nhận bạn không biết câu trả lời.

2. Đồng ý sẽ cố gắng tìm câu trả lời sau.

3. Tìm kiếm câu trả lời: “Có thể bố hoặc bà biết đấy?”.

4. Đánh lạc hướng bằng cách hỏi: “Con nghĩ câu trả lời có thể là gì?”.

 

 

theo: phunutoday

Leave a Reply

Or