Nguyên tắc ‘sống còn’ mẹ phải biết nếu muốn con cao

Chiều cao của trẻ có phát triển tốt hay không tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, các bậc phụ huynh nếu muốn trẻ phát triển chiều cao nên chú trọng gắn kết nhiều yếu tố và cố gắng thực hiện tốt những yếu tố rõ ràng và khoa học đó, như vậy sẽ đảm b ảo được cho trẻ một chiều cao lý tưởng.

Di truyền

Mỗi đứa trẻ đều có một tiềm năng di truyền, nhưng một số trẻ không đạt được chiều cao như bố mẹ di truyền,  điều này là do các yếu tố sau này trong cuộc sống ảnh hưởng đến tiềm năng di truyền đó.

Các yếu tố đó gồm: Giấc ngủ, dinh dưỡng, vận động, thần kinh và đương nhiên còn có ảnh hưởng của văn hóa, môi trường sống. Ngoài ra còn vấn đề bệnh tật. Ngoại trừ bệnh tật do di truyền, các mặt còn lại có thể cải thiện thông qua chăm sóc, điều trị. Tẩy trừ được những yếu tố không tốt này, có thể đảm bảo cho trẻ phát huy tốt nhất tiềm năng di truyền.

Không nên chỉ ăn theo món ăn yêu thích    

Dinh dưỡng là yếu tố có mặt trong toàn bộ quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt mùa xuân càng phải chú ý. Đầu tiên là cân bằng dinh dưỡng, chúng ta thường nói đến 7 chất dinh dưỡng quan trọng: Protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, chất khoáng, chất xơ, và một chất quan trọng nhất đó là nước. Những chất này cần cung cấp đầy đủ, cân bằng cho trẻ.

chieu-cao-2

Bé không nên chỉ ăn quanh quẩn vài món yêu thích, mà bố mẹ phải để ý để bé được cân bằng dinh dưỡng

Quá trình phát triển chiều cao của trẻ có 2 thời kỳ cao điểm: Một là thời kỳ trẻ em, hai là thời kỳ dậy thì, hai thời kỳ này dùng phương pháp dinh dưỡng thúc đẩy trẻ phát triển chiều cao cơ bản tốt nhất. Phụ huynh nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng ví dụ như các loại đỗ, trứng, cá tôm, sữa, thịt nạc, các loại rau xanh, hoa quả có muối vô cơ giàu vitamin C , vitamin A và đặc biệt là canxi, nếu cần nên bổ sung thêm lượng canxi và dầu gan cá thích hợp, những thức ăn này rất có ích cho trẻ phát triển chiều cao.

Đảm bảo giấc ngủ ngon, đầy đủ

Chuyên gia nói: “Trẻ ngủ ngon, tăng chiều cao”.

Khi ngủ, hormone sinh trưởng tiết ra rất cao, các nhà khoa học cho biết, buổi tối từ 10 giờ đến 1, 2 giờ sáng là thời gian lượng hormone sinh trưởng cao nhất. Đêm đảm bảo cho trẻ một giấc ngủ ngon, hormone sinh trưởng đạt đến cao nhất và kéo dài được trong một quãng thời gian là rất quan trọng. Vì vậy,buổi tối 9h -10 giờ lên giường, có trẻ thích ngủ sớm hơn cũng được. Lên giường được 30 phút thì bắt đầu chìm vào giấc ngủ, đây là một phương pháp tăng chiều cao rất tốt, phụ huynh nên cố gắng duy trì cho trẻ.

 Chọn nhiều vận động có lợi cho phát triển chiều cao

Vận động rất quan trọng để kích thích chiều cao, vận động có thể làm cho tế bào xương cốt, xương sụn dài ra, đồng thời tăng sự tích tụ của canxi ở xương, vì vậy lựa chọn những vận động thích hợp với trẻ là phương pháp tăng chiều cao tốt nhất. Đồng thời khi vận động máu tuần hoàn càng nhiều, lượng hormone sinh trưởng cũng rất cao.

Nếu trẻ có lượng canxi tích tụ ở xương không tốt, khoảng 1 tuổi trẻ biết đi, lúc này vận động tốt nhất là leo trèo. Leo trèo rất tốt cho não và trí lực phát triển. Ngoài ra trong quá trình leo trèo cũng có rất nhiều lợi cho năng lực vận động, nâng cao khả năng phối hợp sau này của trẻ.

Trẻ lớn hơn có thể tham gia các môn thể thao tự do vươn dài tay chân đó là: bơi lội, nhảy, chơi cầu lông, bóng bàn… Những vận động có gánh nặng, thu co và ép vào như cử tạ, máy kéo lực, vật, chạy đường dài… đều không có lợi cho phát triển chiều cao.

Lưu ý: Vận động phải vừa độ, thích hợp, không nên quá sức, quá sức sẽ gây một số tổn thương cho trẻ, sẽ bị mệt mỏi quá độ, căng, tổn thương dây chằng v.v… Ngoài ra còn tăng thêm gánh nặng cho tim. Yêu cầu cơ bản của vận động là 1 tuần trên 5 lần là tốt nhất, dưới 3 lần có thể nói là không có tác dụng, từ 3-5 lần cũng tính là tạm được.

chieu-cao-1

Trẻ nên được ngủ đủ giấc, tốt nhất nên đi ngủ từ tầm 9-10h tối.

Tâm lý

Nhân tố tinh thần có 2 mặt: một là phụ huynh mang lại áp lực lớn cho trẻ. Bố mẹ thực sự có mục đích tốt, nhưng do có nhiều nhiệm vụ trong chăm sóc trẻ, trẻ phải biết cái này, học cái kia, áp lực tinh thần rất lớn, tinh thần của trẻ cũng luôn ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng. Mỗi trẻ một tính cách, có trẻ rất không chú ý đến yêu cầu của phụ huynh, mình thích làm gì thì làm cái đó, mình chơi, la hét, nhảy nhót, cười đùa vui vẻ; nhưng có một số trẻ lại rất chú ý vâng lời bố mẹ, làm theo lời bố mẹ tất cả. Có trẻ lại rất để ý đến yêu cầu và nhận xét của người lớn, những điều mà bố mẹ, ông bà kỳ vọng, trẻ đều ghi nhớ và cảm thấy có gánh nặng. Tuy nhiên, áp lực quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

Ngoài ra, khi phụ huynh giao lưu với trẻ, nếu thời gian không thích hợp cũng mang lại áp lực cho trẻ. Ví dụ, khi trẻ đang ăn thì lại nói đến chủ đề áp lực, ham muốn ăn uống của trẻ cũng thấp đi, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm ít. Khi ngủ lại bàn đến vấn đề học tập, đây là chủ đề phụ huynh hay nhắc đến nhất. Trẻ mang theo cả lo lắng vào trong giấc ngủ, như vậy ban đêm trẻ sẽ tỉnh dậy, ngủ không yên, luôn nghĩ về học tập…Vì vậy, phụ huynh nhất định không được xem nhẹ yếu tố tinh thần, hi vọng phụ huynh không đòi hỏi trẻ quá cao, nên kết hợp với năng lực của trẻ, chú trọng các phương pháp khoa học, dùng sự quan tâm, hứng thú hướng dẫn trẻ, không nên quá vội vàng, đặt ra áp lực quá cao cho trẻ, làm cho tâm trạng trẻ thay đổi và gây hậu quả không tốt.

 Tích cực phòng trừ bệnh tật

Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát nhiều lần và đau bụng đi ngoài sẽ cản trở rõ rệt đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Các bệnh mãn tính thời gian dài như viêm gan, viêm thận, hen suyễn, bệnh tim, thiếu máu đếu ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Ngoài ra, nếu nhiễm sắc thể bất thường, các bệnh nội bài tiết, các bệnh liên quan đến xương và sụn cũng làm cho chiều cao của trẻ thấp hơn nhiều so với trẻ cùng lứa tuổi…

Hiện nay, hiện tượng trẻ dậy thì sớm ngày càng nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Trẻ dậy thì sớm lúc khởi đầu có thể cao hơn các trẻ đồng lứa khác, nhưng khi đến thời phát triển dậy thì, các trẻ khác tiếp tục phát triển chiều cao mạnh, trẻ dậy thì sớm do khả năng tế bào xương phân chia sinh trưởng không đủ, chiều cao sẽ tăng chậm. Phần lớn hoocmoon giới tính lại thúc đẩy làm cho cửa xương sụn sớm đóng lại, làm cho phát triển tự động ngừng lại. Vì vậy nếu trẻ có biểu hiện đột nhiên tăng chiều cao khi nhỏ  thì thường là biểu hiện của dậy thì quá sớm, các bậc phụ huynh nên lưu tâm chú ý nhiều đến vấn đề này.

Jenny (Tổng hợp từ BB, ifeng)

Leave a Reply

Or