Nguyên tắc quan trọng khi chế biến đồ ăn dặm

Giữ nguyên tắc thực phẩm thuần nhất, không nên phối hợp quá nhiều loại rau một lúc, không nên cho trẻ dưới 8 tháng ăn hải sản… – Bài viết sau có thể xem như một cẩm nang cho các bà mẹ có con bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm.

1- Phối hợp thức ăn : Có một số nguyên tắc cần nhớ như sau:

– Phối hợp thức ăn có tính nóng, ấm và lạnh theo đông y.

– Không nên cho trẻ dưới 8 tháng ăn các loại đồ hải sản vì trẻ ở tuổi đó chưa đủ men tiêu hoá các loại thức ăn này, đồng thời có một số trẻ nhỏ dễ bị dị ứng với đồ ăn hải sản.

Nguyên tắc quan trọng khi chế biến đồ ăn dặm

– Giữ nguyên tắc thực phẩm thuần nhất: Thực phẩm càng thuần nhất thì càng tạp điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hoá. Ví dụ không nên phối hợp giữa cá, tôm cua, ốc…với các loại thịt, đặc biệt là thịt có màu đỏ. Có nghĩa là chỉ nên cho trẻ ăn một loại đạm động vật trong một bữa ăn.

– Không nên phối hợp quá nhiều loại rau trong cùng một nồi cháo hoặc bột hỗn hợp. Lý do là làm mất hương vị riêng của từng loại rau và có thể gây khó tiêu hoá.

– Việc phối hợp quá nhiều thực phẩm trong cùng một bữa dễ gây khó tiêu và làm trẻ chán ăn.

– Chất xơ trong thực phẩm hỗ trợ tốt cho việc tiêu hoá, nhưng cũng không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn quá nhiều chất xơ vì có thể gây ra tiêu chảy vì ruột bị kích thích quá mức hoặc có trong một số trường hợp lại có tác dụng ngược lại do chất xơ ứ đọng lại trong ruột dẫn đến táo bón.

– Thay đổi bữa ăn cho phong phú. Ví dụ nếu trong thức ăn đã có thành phần sữa (ví dụ bột sữa hoặc súp nấu có cho thêm pho mai) thì phần ăn tráng miệng nên là hoa quả.

– Phối hợp tốt giữa các loịa đạm có nguồn gốc thực vật và động vật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tỷ lệ phối hợp tốt nhất là 50/50. Ví dụ trong một ngày có thể cho trẻ ăn bữa trưa thức ăn có chất đạm nguồn gốc động vật, bữa tối đạm có nguồn gốc thực vật.

– Tất cả các thức ăn mới cần được tập dần, theo dõi quá trình tiêu hoá của trẻ rồi tăng từ từ về số lượng.

2- Nguyên tắc thích ứng với từng trẻ

Quan sát chính bản thân con mình để tìm ra một cách nấu thức ăn và cho bé ăn thích hợp.

3 – Cách nấu súp rau và nước cháo để pha sữa

Bắt đầu từ cuối tháng thứ tư hoặc đầu tháng thứ 5, bạn có thể tập cho bé làm quen dần với chất bột bằng cách cho bé ăn thêm mỗi ngày một bữa sữa pha với nước cháo hoặc súp rau. Trong những ngày đầu, để giúp trẻ dễ tiêu hoá, khi pha sữa với nước cháo, bạn nên bớt lượng sữa chỉ còn bằng 2/3 lúc pha sữa bằng nước đun sôi. Sau đó khi trẻ đã quen thì có thể tăng lại lượng sữa như bình thường.

– Nước cháo : Nước cháo có thể nấu đơn giản bằng gạo tẻ hoặc nếp. Cũng có thể cho thêm vào một số thành phần khác như hạt sen, mía tím, cà rốt, bí đỏ… rồi chắt lấy nước pha sữa cho trẻ.

– Trẻ từ 6 tháng có thể nấu các loại đậu đỗ, chắt nước pha sữa mỗi ngày 1-2 bữa.

– Nước rau:

Khoai tây hoặc khoai lang hoặc cà rốt: 400 gr gọt vỏ, cắt khúc nhỏ.

Các loại rau khác (tỏi tây, bầu bí, rau ngỏ, bắp cải, rau cải …): 100 gr, rửa sạch.

Nước: 1 lít – Muối: 5 g

Nấu nhừ rau củ các loại. Sau đó nghiền kỹ bằng một cái thìa to, lọc lấy nước dùng để pha sữa cho trẻ.

Bé từ 5 tháng trở lên cũng có thể bắt đầu cho ăn mỗi ngày một bữa súp rau, pha sữa hoặc không. Thành phần cũng như trên, nhưng bớt nước đi 1/3 nước và sau khi xay thì không lọc bỏ bã.

4 – Một số loại súp rau củ khác

Có thể phối hợp được rất nhiều loại rau củ với nhau: khoai tây, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, rau… Tốt nhất là nên nấu bằng nồi áp suất. Rửa sạch, gọt vỏ, cắt khúc các loại rau củ đã chọn, sau đó cho vào nồi áp suất (có thể xào qua với chút bơ và hành trước cho thơm), cho nước xâm xấp vừa đến mặt các loaị rau củ là được. Đun sôi rồi để nhỏ lửa chừng 10 phút, để nguội rồi đem ra, nếu muốn cho thêm rau thì cho vào lúc này, đun sôi lại cho chín rau rồi xay, thêm nước nếu cần.

– Nếu muốn nấu súp sữa ngọt, bạn chỉ cần ninh nhừ các loại rau củ này sau đó khi xay thì cho thêm vài muỗng sữa vào. Nếu muốn nấu với sữa tươi hoặc sữa đậu nành, bạn chỉ cần cho ít nước khi hầm rau củ, khi xay đổ thêm luợng sữa tươi tuỳ ý.

– Nếu muốn làm súp mặn, hầm luôn rau củ với thịt, cá, tôm, hoặc lạc cùng với chút muối hoặc nước mắm, sau đó xay mịn là được. Cho thêm lạc hoặc ít ngô tươi nạo nhỏ tạo cho súp có mùi thơm hấp dẫn.

– Nếu muốn nấu với vừng bạn nên xay vừng trước vì vỏ vừng rất cứng, cho vào xay chung với bột sẽ khó tan được vỏ. Trẻ nhỏ dưới 8-9 tháng chỉ nên cho lượng vừng thoáng qua vì cho vừng nhiều thì khó ăn.

Nguyên tắc quan trọng khi chế biến đồ ăn dặm

Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn quá nhiều chất xơ

an dam 2Chú ý:

– Các loại súp rau củ ngọt có thể dành cho bữa sáng. Súp rau củ ngọt có thể nấu với mía hoặc nước mía, nếu là mía nguyên khúc, cần chú ý vớt ra hết trước khi xay. Cũng có thể cho chút mật ong để thay đổi mùi vị.

– Các loại súp rau củ mặn có thể cho kèm một chút pho mai.

– Kiếu nấu này có thể áp dụng với cả các loại cháo gạo.

– Bạn cũng có thể chỉ luộc khoai tây thật chín, sau đó bóc vỏ, thả vào nước sôi hoặc sữa tươi, sữa đậu nành rồi xay hoặc lấy dĩa đánh mịn cho bé ăn.

5 – Môt số món ăn cho bữa sáng:

– Trong đa số các trường hợp, bữa sáng nên cho trẻ ăn ngọt.

– Trẻ khoảng 5-10 tháng thì món ăn sáng chủ đạo vẫn là sữa thêm chút chất bột như bột ăn liền ngọt, hoặc sữa pha với các loại nước cháo, nước rau, và thêm một chút chất bột như bánh quy.

– Từ 11 tháng trở ra, trẻ có khả năng nhai tốt hơn, nuốt ít bị sặc hơn, bạn có thể thay đổi bữa sáng bằng một số loại bánh uống với sữa, hoặc bột sắn nấu với vừng và sữa, cháo gạo trắng xay với sữa, khoai tây nghiền với sữa, bánh ăn dặm cũng là một trong những lựa chọn phong phú cho bé …

6 – Các món hoa quả xay

Vào khoảng từ 4 tháng tuổi trở đi là bé bắt đầu có thể ăn được tất cả các loại hoa quả rồi, tuy nhiên nếu có điều kiện thì nên cho bé ăn hoa quả theo đúng mùa thì tươi hơn. Và cũng nên cho bé ăn theo thời tiết, ví dụ trời lạnh quá thì cũng không nên cho bé ăn các loại hoa quả có tính lạnh như đu đủ, các loại dưa…Và ngược lại, trời nóng thì tránh các loại hoa quả nóng như xoài, mít, dứa…

a) Hoa quả xay tươi

Có thể xay bất cứ loại hoa quả nào, trước khi xay cần rửa nước muối sạch, sau đó bóc vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay thật nhuyễn. Có thể xay lẫn hai ba loại quả với nhau để thay đổi vị, ví dụ xay chuối lẫn với na hoặc nhãn hoặc thêm một miếng đu đủ hay dứa nhỏ cho thơm. Thỉnh thoảng để đổi vị, có thể cho vào một nửa cốc hoa quả xay một đến hai thìa sữa bột hoặc một nửa thìa mật ong.

Nhờ xay nhuyễn, lượng hoa quả bé ăn được sẽ nhiều hơn rất nhiều.

b) Hoa quả nấu chín

Cũng có thể dùng bất cứ loại hoa quả nào, có thể làm riêng hoặc trộn lẫn với nhau. Sau khi rửa sạch, bỏ hạt, cắt nhỏ, trộn vào một ít đường theo tỷ lệ 100 g hoa quả thì cho khoảng 10-20 g đường, có thể cho một dóng mía chẻ ra để hấp cùng cho thơm ( trước khi xay thì bỏ mía ra). Sau đó cho vào nồi hấp hoặc cho vào lò vi sóng hấp chừng 10 phút, lấy đũa chọc vào thấy quả mềm nhũn là được. Sau đó cho vào máy xay xay nhuyễn. Món này cũng có thể trộn thêm một hai thìa sũa hoặc tý mật ong để thay đổi.

Món quả xay chín thường hay làm táo không, hoặc táo trộn với chuối hoặc lê hoặc na, hoặc cà rốt, hoặc vắt vào một ít nước cam. Các loại hoa quả ít nước thì trước khi hấp có thể cho vài thìa nước tráng dưới đáy hộp để cho mềm nhanh.

Bạn cũng có thể cho vào một ít bột sắn dây hoặc ít bột ăn liền là thành luôn một món cho bữa ăn lót dạ buổi chiều cho bé được.

 

theo: mecon

16 thoughts on “Nguyên tắc quan trọng khi chế biến đồ ăn dặm

Leave a Reply

Or