Nếu trẻ thích màu sắc này, chứng tỏ chúng đang có vấn đề tâm lý, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý

Trẻ em thường rất yêu thích màu sắc, nhưng cha mẹ có biết rằng sự lựa chọn trong vô thức cũng có thể phản ánh những đặc điểm về tính cách của con mình ở một mức độ nhất định.

Nhiều người cha mẹ trẻ bây giờ thường bận bịu công việc nên phó thác sự chăm sóc con cái cho ông bà. Chỉ khi có thời gian rảnh rỗi hoặc nhân dịp nghỉ lễ, họ mới ở bên cạnh con cái nhiều hơn. Cô Trần ở Trung Quốc là một ví dụ điển hình, cô và chồng lúc nào cũng bận nên không có nhiều thời gian cho con gái mình là Tiểu Linh. Tuy nhiên, thời gian gần đây do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên cô có nhiều thời gian quan tâm tới con gái hơn. Cô định nhân dịp này sẽ cho cả nhà đi nghỉ dưỡng, coi như bù đắp sự thiệt thòi mà con gái đã chịu đựng khi xa cha mẹ.

Khi ở bên cạnh Tiểu Linh, cô Trần phát hiện ra con gái mình tuy mới có 7 tuổi nhưng lại rất thích màu đen. Không chỉ quần áo màu đen mà ngay cả các món đồ chơi của cô bé cũng đều màu đen nốt, điều này khiến cho cô Trần cảm thấy rất lạ. Cô tự hỏi vì sao con gái mình nhỏ tuổi vậy mà lại thích gam màu u tối người lớn thường hay thích.

Nếu trẻ thích màu sắc này, chứng tỏ chúng đang có vấn đề tâm lý, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý - Ảnh 1.
Tiểu Linh còn nhỏ nhưng thường hay thích mặc áo quần và sử dụng đồ vật có màu đen.

Cô Trần lo lắng không biết có vấn đề gì xảy ra với con gái mình không nên đã vội đưa con đi khám. Tại đây, bác sĩ nói rằng: “Cô bé không có vấn đề gì với cơ thể, nhưng việc yêu thích màu đen có thể là dấu hiệu của tâm lý bất an“.

Chuyên gia tâm lý xã hội học Hoắc Ni cho rằng, trẻ em có 2 nhu cầu cơ bản trong những năm tháng đầu đời, đó là sự an toàn và thỏa mãn. Khi cha mẹ không thể đáp ứng được 2 nhu cầu này của con cái, chẳng hạn như cô Trần và chồng thường không ở bên cạnh Tiểu Linh, không đồng hành trên con đường phát triển mỗi ngày, khiến cô bé cảm thấy lo lắng, bất an vì không thể cảm nhận được sự an toàn và sự thõa mãn tình thương của cha mẹ.

Biểu hiện của những đứa trẻ thiếu an toàn, bất an là gì?

1. Trẻ nhút nhát hoặc sợ hãi

Những đứa trẻ cảm thấy không an toàn thường có cảm giác nhút nhát hoặc sợ hãi. Ví dụ khi gặp người ngoài, chúng thường núp sau lưng mẹ, hoặc ngại đến mức không dám nhìn thẳng vào đối phương. Đôi khi chúng còn có những biểu hiện như căng thẳng, lo sợ, không tự tin, mất cảnh giác với tất cả mọi thứ xung quanh.

2. Trẻ thích ôm búp bê và chăn bông khi ngủ

Nếu trẻ cảm thấy bất an, chúng thường chọn cách tự bảo vệ mình bằng cách cuộn tròn trong chăn, ôm búp bê hoặc chăn bông khi ngủ. Một số trẻ còn có thói quen chạm vào xem có ai đó bên cạnh mình không, hoặc ôm chặt người đang ngủ cùng.

Nếu trẻ thích màu sắc này, chứng tỏ chúng đang có vấn đề tâm lý, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý - Ảnh 2.

3. Trẻ thích mút tay

Việc trẻ mút tay trước 2 tuổi là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sau 2 tuổi thì hành vi này là dấu hiệu của sự bất an, cha mẹ cần lưu ý.

4. Trẻ cẩn trọng và hay nhìn sắc mặt của người khác

Một số trẻ sẽ cư xử và hành động một cách thận trọng và rất để ý đến sắc mặt của người khác. Tuy nhiên điều này ít được cha mẹ để tâm đến, thực chất đó là biểu hiện trẻ đang cố tình kiểm soát bản thân, sự bị người khác trách móc mình. Một đứa trẻ hay lo lắng, bất an trong lòng nên đi đâu cũng có tâm lý dè chừng mọi thứ.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ luôn cảm thấy bất an?

Để trẻ không còn cảm thấy bất an, cha mẹ có thể thường xuyên áp dụng những điều sau đây:

1. Dành nhiều thời gian chất lượng bên con cái

Dẫu biết rằng cuộc sống này có nhiều áp lực khiến không ít cha mẹ mải mê theo đuổi việc kiếm tiền, nhưng khi có con cái rồi thì việc cân bằng gia đình và công việc là điều nên làm. Cha mẹ cần cố gắng dành nhiều thời gian để đồng hành cùng với con mình. Bằng cách này, khi được ở bên cạnh cha mẹ, trẻ sẽ cảm thấy bản thân được yêu thương.

Nếu trẻ thích màu sắc này, chứng tỏ chúng đang có vấn đề tâm lý, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý - Ảnh 3.
Nếu không muốn con mình có vấn đề về tâm lý, cha mẹ cần dành nhiều thời gian cho chúng hơn. (Ảnh minh họa)

2. Luôn khuyến khích và không so sánh con cái với những đứa trẻ khác

Sự trưởng thành của một đứa trẻ cần được cha mẹ ghi nhận. Việc khuyến khích trẻ làm những điều mình muốn sẽ giúp chúng tăng sự tự tin lên rất nhiều. Tuy nhiên, cần chú ý tới cách động viên theo hướng tích cực, không nên so sánh con cái với người khác.

3. Cho trẻ nhiều cơ hội thử sức, trải nghiệm và chấp nhận rủi ro

Một đứa trẻ hay cẩn trọng, sợ hãi có thể là do cha mẹ chúng không bao giờ tin tưởng vào con mình có thể làm được việc, thường hay bắt con cái làm theo ý mình. Điều này khiến trẻ thiếu tự tin, thiếu an toàn dù có cha mẹ ở bên cạnh. Vì vậy, việc cho trẻ những cơ hội thử sức, trải nghiệm và chấp nhận rủi ro phù hợp với nhu cầu thực sự của chúng.

Việc khiến trẻ có cảm giác an toàn không thể thay đổi nhanh trong một sớm một chiều được. Vì vậy, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn cho con cái, đừng đợi đến khi trẻ bị tổn thương hay xa lánh cha mẹ mới bắt tay vào thay đổi. Bạn phải biết rằng trẻ lớn rất nhanh, thời gian qua đi không thể lấy lại được, một khi đã bỏ lỡ sẽ không có cách nào khôi phục được

Theo Afamily

Leave a Reply

Or