Con HB cũng vừa trải qua 1 đợt bị Chân tay miệng. HB xin chia sẻ kinh nghiệm mà HB biết về bệnh này + cách chăm sóc cho con như sau:

– Thứ nhất: Bệnh này là gì, có phải là cứ bị thì sẽ nguy hiểm chết người như ngta hay nói ko? Và có phải cho con đi khám BS ko?

Bệnh này do virus gây ra,và chưa có thuốc đặc trị. Nó cũng chỉ gây ra sốt, đau họng do bị loét niêm mạc (1 dạng nhiệt miệng) và gây bất tiện cho bé vì có những nốt mọng nước trên tay chân, mông và đầu gối thôi.
HB tham khảo thấy bệnh này ở bên Nhật các bà mẹ cũng thường đc khuyên là giữ bé ở trong nhà đến khi khỏi, chăm sóc như bé bị 1 bệnh theo mùa thông thường thôi.

Vì thế nếu bé không bị cái j bất thường như sốt cao kéo dài, co giật hay bỏ ăn từ 2 ngày trở lên thì không cần cho con đi BS, mà chỉ cần cách ly bé ở nhà để chăm sóc là ổn rồi.

– Thứ hai: Về thuốc chữa:
Các mẹ có thể tự làm BS chữa cho con vì:
+ Bé sẽ chỉ sốt —> cho uống thuốc hạ sốt trẻ em;
+ Đau họng —> làm 1 số mẹo giúp bé dễ chịu;
+ Và mẩn các nốt trên da —-> vệ sinh những chỗ đó bằng hồ nước để tránh nhiễm trùng và nghệ để tránh sẹo là ổn.

– Thứ ba: Về thời gian phát và khỏi bệnh:
+ Thời gian ủ bệnh là từ 3 -5 ngày. (Con HB là 4 ngày)

Bé sẽ có các triệu chứng như:

Rối loạn tiêu hóa: bé đang output tốt bỗng nhiên đi nhiều lần trong ngày, đi phân lỏng hoa cà hoa cải và có thể có cả dây máu. Nó có thể kéo dài trong suốt tg ủ bệnh.

Nổi mẩn đỏ: bắt đầu là từ phần đầu. Nhìn như các nốt muỗi đốt. Nhưng nó sẽ ngày càng nhiều, và mọc thành từng đám, sần to lồi hẳn lên. Nhưng không đau,ko ngứa. Chú ý là sẽ mọc 2 -3 nốt đỏ như kiểu bị dập ở phần niêm mạc môi (thường là môi dưới) của bé.

Sốt nhẹ: bé sẽ bị “ấm đầu” nhẹ từng lúc trong ngày.

+ Giai đoạn phát bệnh: từ 3 – 4 ngày.

trieu-chung-benh-tay-chan-mieng
Mẹo chăm bé bị Chân Tay Miệng tại nhà

Bé sẽ bị:

Loét miệng: các nốt đỏ trong miệng sẽ loét ra, và xuất hiện cả trên lưỡi, vòm họng, và sâu bên trong họng của bé. Có cả các nốt trên môi và bên ngoài miệng (2 mép và cằm). Cac nốt này cũng sẽ mọng nước và vỡ ra.

Mẩn trên người: nổi các đám mẩn đỏ trên tay, đầu gối, mông trước. Sau đó đến bàn tay, bàn chân và 1 tẹo ở lưng, đùi, cánh tay. Các nốt này dần mọng nước lên, tuy nhiên ko đau, ko ngứa.

Sốt cao: bé có thể sốt cao, từng đợt chứ ko triền miên. Con HB thường chỉ sốt từ 37,9 – 38,3 độ thôi.

Tuy nhiên, khi nào bé bắt đầu nổi mẩn thì triệu chứng RLTH sẽ hết. Bé lại đi ngoài bình thường.

– Thứ tư: Cách chăm sóc con tại nhà:

Thuốc nên dùng: siro hạ sốt (nếu bé bị sốt), hồ nước (để tránh nhiễm trùng các nốt mẩn và mọng nước), nghệ (tránh sẹo khi các nốt mọng nước vỡ ra)

Chế độ ăn uống: vì bé bị loét trong miệng + họng + lưỡi nên sẽ ko thích ăn món đặc, món cứng. Thậm chí sữa cũng sẽ ko tu bình vì phải mút sẽ đau.

Mẹ nên bón sữa cho con bằng thìa. Không nên pha nhiều như mọi khi con uống, vì bé mệt sẽ khó chịu. Chỉ nên pha lượng bằng 1/2 – 2/3 hàng ngày, và chia làm nhiều bữa hơn trong ngày.

Mẹ nên nấu cháo loãng theo tỷ lệ 1 gạo :10 nước – cẩn thận thì hầm nhừ cháo xong còn cà qua rây cho nhuyễn; bằng cách hầm xương và rau củ lấy nước bỏ xác để nấu cho con ăn. Như vậy bé sẽ ko phải dùng nhiều đến lưỡi + mất sức để nuốt —> ko đau ko khó chịu và sẽ dễ nuốt hơn.

Cho con uống nước rau củ luộc hay các loại đậu có tính mát: bí xanh, cải ngọt, nc ngô, đậu đen để bổ sung vitamin bị mất do bé bị sốt và giải nhiệt giúp bé đỡ nóng trong người. Cứ mua rau củ đậu đỗ như trên về, đun lấy nước cho con uống thay nước lọc.Nhưng ko nên cho con uống nước cam chanh hoặc các loại nc có vị chua, vì sẽ càng kích thích niêm mạc miệng đang loét của con.

baby_foot_1

Chăm sóc giúp con mau khỏi và đỡ khó chịu:

Hàng ngày chịu khó rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý sạch sẽ vùng miệng và lưỡi + sâu trong họng(nếu có thể đc) cho con để tránh bé bị hôi miệng, tránh dãi dớt và giảm khả năng bị viêm họng.

Mẹo là để bát nước muối trong tủ lạnh cho man mát, khi cho vào miệng sẽ gây tê tê, giúp làm giảm đau cho bé khi mình vệ sinh cho con.

Đun các loại nước lá có tính mát và sát khuẩn như cây cứt lợn, mướp đắng, chè xanh để tắm, giúp vệ sinh và đồng thời sát khuẩn vùng da đang bị mẩn + mọng nước hoặc đã vỡ của con. Không nên dùng sữa tắm làm kích thích da của con.

Chỉ cho con ăn/uống đồ nguội hoàn toàn hoặc hơi lành lạnh, mục đích là để ko gây đau vùng bị loét trong miệng con, giúp bé dễ + chịu ăn uống hơn.

Hy vọng kinh nghiệm trên sẽ giúp ích được cho các mẹ, để con ốm nhưng vẫn ăn vẫn chơi vẫn ngủ ngoan; mà lại ko phải đi BS uống kháng sinh gì cả như con nhà HB nhé!