“Mẹ sẽ cầm cự đủ lâu để con chào đời”

Khi mà mầm sống bắt đầu cựa quậy và phát sinh tương giao thiêng liêng thì chị Trâm phát hiện mình bị ung thư, bác sĩ tư vấn chị Trâm nên đình chỉ thai để được an toàn.

Chị Trâm từ chối con đường sống cho riêng mình và tự nhũ : “mình sẽ cầm cự đủ lâu để con ra đời!” Và chị đã làm đúng như vậy.

Tháng ngày mang bầu, chiến đấu với căn bệnh ung thư di căn là chuỗi ngày chị Trang sống lẫn trong sự khổ đau và hạnh phúc. Căn bệnh ung thư khiến chị bị suy hô hấp, khó thở nhưng mầm sống đang lớn lên từng ngày là nội lực vô biên giúp chị chống lại cái chết đang đến.

Đến tuần thứ 27 của thai kỳ, căn bệnh ung thư đã có biểu hiện rất nặng, chị cảm nhận thấy như có vật gì đút lấy cổ khiến bản thân không thể thở được. Lo sợ nếu ở nhà sẽ ảnh hưởng đến đứa con bất cứ lúc nào nên gia đình đã đưa chị lên Bệnh viện K Trung ương điều trị.

Kể về chị Trâm, một bác sĩ ở Bệnh viện K Trung ương cho biết: “Nhân viên y tế ở đây vô cùng xúc động là hình ảnh người mẹ trẻ bị tràn khí màng phổi, hạch dày đặc hai bên cổ, khối u trung thất khiến bệnh nhân khó thở, không thể nằm được, buộc phải ngồi 24/24 trong suốt thời gian điều trị tại viện và mỗi ngày chỉ ngủ được khoảng 2 tiếng nhưng bệnh nhân vẫn kiên trì chiến đấu đến phút cuối cùng với hy vọng con ở trong bụng mẹ thêm được ngày nào thì cơ hội được sống càng cao ngày ấy. Cảm nhận được nghị lực phi thường, tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ dành cho con nên mỗi nhân viên y tế đều cố gắng hết sức mình”.

Đến ngày 10/7, sức khỏe của chị Trâm suy sụp hẳn, các bác sĩ tiên lượng không thể kéo dài tình trạng mang thai lâu hơn nữa vì như thế sẽ làm nguy hiểm tới cả mẹ và con nên đã quyết định tiến hành phẫu thuật khi cháu bé con chị Trang mới được 29 tuần tuổi.

Đây là một ca phẫu thuật khó, đòi hỏi kiến thức sản và ung thư chuyên sâu nên lãnh đạo Bệnh viện K Trung ương đã quyết định mời các bác sĩ ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương trợ giúp. Ngay lập tức, một ê-kip mổ với 20 nhân viên y tế đến từ 2 bệnh viện hàng đầu của Việt Nam tiến hành mổ bắt con cho chị Trâm.

Ca phẫu thuật này cũng hết sức đặc biệt khi phải tiến hành mổ ngồi vì nếu để chị Trâm nằm thì tình trạng khó thở sẽ diễn ra. Hơn nữa, các bác sĩ cũng không thể tiến hành gây mê bởi sức khỏe của Trâm rất yếu, gây mê có thể khiến bệnh nhân không thể tỉnh lại.

“Vì là mổ ngồi nên ruột của bệnh nhân có thể chảy xuống vết mổ bất cứ lúc nào, đó thực sự là một thử thách đối với chúng tôi. Đây là ca mổ ngồi đầu tiên với hầu hết các bác sĩ trong ê-kip ngày hôm đó. Phải có 2 nhân viên y tế đứng giữ lưng chị Trâm để cho chúng tôi thực hiện phẫu thuật” – bác sĩ Nguyễn Liên Phương, Phó Trưởng khoa Sản bệnh lý, Bệnh viện Phụ sản Trung ương người trực tiếp tham gia ca mổ kể lại trên Vietnamnet.

Bác sĩ Phương chia sẻ thêm: “Nhìn thấy thai phụ đang ngồi thở, tôi cảm thấy sự sống của bệnh rất mong manh. Vì thai nhi chưa tròn 29 tuần nên tôi cũng nói trước với người mẹ sẽ rất khó khăn. Khi đó bạn ấy chỉ nói ‘bác sĩ cứ cố gắng hết sức được đến đâu thì được, lấy ra được bé con em sẽ tự chiến đấu với đời”.

Sau 30 phút phẫu thuật, con chị Trâm chào đời nặng 1,2kg trong niềm vui hạnh phúc của tất cả mọi người. Chị Trâm đã không kìm được nước mắt, ôm con vào lòng trước khi chuyển cháu bé đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương chăm sóc trong lồng kính.

*Chúc bé khỏe, chúc điều kỳ diệu hoặc là phép lạ sẽ đến để chị Trâm có thể cho con bú, hát ầu ơ và một ngày đẹp trời nào đó nhìn con tung tăng trên phố đông.


Chị Trâm đang nằm điều trị tại Bệnh viện K Trung ương.

Các bác sĩ chăm sóc cho con của chị Trâm ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Theo eva

7 thoughts on ““Mẹ sẽ cầm cự đủ lâu để con chào đời”

Leave a Reply

Or