Mẹ có nên cho bé ti bình sữa khi ngủ?

Việc ngậm và nằm ti bình sữa khi ngủ là một thói quen đáng yêu của nhiều bé, và việc này cũng giúp bé cảm thấy an tâm và ngủ ngon hơn. Nhưng mẹ có biết, thói quen nhìn có vẻ đáng yêu này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé không?

Mẹ không nên cho bé ngậm núm vú hoặc bú sữa khi ngủ

1/ Ảnh hưởng đến răng

Cho bé bú bình và ngủ thiếp đi sẽ bé dễ ngủ hơn và ít quấy. Nhưng việc cho bé vừa ngủ vừa bú bính, sẽ khiến sữa bám vào men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, và gây hại cho men răng sữa của bé. Vì thế, tốt nhất là mẹ chỉ nên cho bé bú bình khi còn thức. Và sau khi bé bú xong, mẹ hãy vệ sinh răng miệng cho bé bằng nước ấm sạch và bàn chải mềm dành cho trẻ nhỏ.

2/ Ảnh hưởng đến da

Khi bé vừa ôm bình sữa vừa ngủ, thì sữa sẽ dễ dàng chảy xuống má và cổ của bé. Điều này rất dễ khiến bé bị hăm, dị ứng, và ngứa ngáy.  Vì vậy tốt nhất là sau khi bé uống sữa, mẹ hãy dùng khăn khô, sạch, mềm lau xung quanh mặt và cổ cho bé. Điều này vừa giúp giữ cho cơ thể bé luôn sạch sẽ, vừa hạn chế được nguy cơ bị hăm da ở bé.

3/ Ảnh hưởng đến phổi

Ngoài ảnh hưởng tới da và răng, thói quen này còn ảnh hưởng xấu đến phổi. Nguyên nhân là do khi bé ngủ mà vẫn bú bình, thì khí quản sẽ hoàn toàn mở, nên rất có thể xảy ra việc sữa rơi vào khi quản, khiến bé ngạt thở hay nghiêm trọng hơn là viêm phổi do sữa lọt vào khí quản, đường thở của bé. Bên cạnh đó, khi bé ngủ quên, thì bình sữa lại là một vật cứng nguy hiểm có thể chèn đường thở ở vùng miệng và mũi của bé, dẫn đến việc bé bị ngạt trong khi ngủ gây ra những tai nạn đáng tiếc.

Chính vì vậy, tốt nhất, mẹ chỉ nên cho bé bú bình khi bé còn thức để chủ động được việc bảo vệ sức khoẻ của bé yêu, và vệ sinh răng miệng của bé hợp lý. Khi bé ngủ, mẹ hãy để cho không gian ngủ của bé thật thoải mái, và thông thoáng, không có nhiều gối hoặc thú bông, và không cho bé ngậm ti giả hoặc bình sữa khi ngủ để phòng tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Chúc bé khỏe mẹ vui ^^

 Theo bsnhi

 Theo bsnhi

Leave a Reply

Or