Mẹ Bầu Hãy Đọc Bài Này Để Mang Không Nặng Đẻ Không Đau

Làm thế nào để giảm đau khi vượt cạn? Sinh thường dễ dàng hơn nhờ những tuyệt chiêu? Đừng bỏ lỡ bài viết tổng hợp 15 mẹo giúp bầu vượt cạn dễ dàng hơn dưới đây nhé!

1/ Vận động cơ thể

Tập thể dục là bí quyết quan trọng nhất trong việc chuẩn bị cho cơ thể thích ứng với ca sinh thường. Vận dụng những bài tập có thể giúp tăng sức mạnh cho vùng xương chậu và cơ đùi. Cơ đùi mạnh khỏe là điều kiện bắt buộc cho một ca sinh qua đường âm đạo an toàn.

2/ Giữ tinh thần thoải mái, tránh xa căng thẳng

Cảm thấy stress trong thời gian mang thai là chuyện bình thường. Tuy nhiên, mẹ bầu hãy cố duy trì tinh thần càng thư thái càng tốt. Stress có thể đóng một vai trò lớn trong việc biến quá trình sinh nở thành cơn ác mộng và thậm chí dẫn tới cảnh mẹ bầu phải sinh mổ.



3/ Hít thở đúng cách

Hít thở là điều mà bạn không mấy để ý, nhưng đây lại là cách có thể khiến toàn bộ quá trình sinh nở dễ dàng hơn, và rất có thể nhờ vậy bạn không cần đến biện pháp mổ xẻ.

Một vài kỹ thuật hít thở các mẹ bầu có thể thử:

– Thở từ lồng ngực.

– Thở từ bụng.

– Thở nông.

– Xen kẽ thở sâu và nông.

4/ Ăn uống lành mạnh

Thức ăn bạn nạp vào cơ thể có khả năng tác động mạnh đến thai kỳ, bao gồm cả việc sinh con. Một bà mẹ khỏe mạnh tương ứng với một em bé khỏa khoắn. Chế độ ăn phù hợp có thể là cách lâu dài đảm bảo bé yêu của bạn sẽ thích nghi tốt với quá trình sinh nở và giúp bạn thuận lợi sinh thường.

5/ Không để cơ thể tăng cân quá nhiều

Điều quan trọng là tăng cân vừa phải trong thai kỳ, chứ bạn không cần phải phì ra nhiều so với trước. Những phụ nữ béo phì có thể gặp vấn đề trong lúc đau đẻ và rốt cuộc phải chọn sinh mổ. Béo phì có thể gây khó khăn cho việc giám sát em bé trong quá trình đau đẻ, khiến việc sinh nở bình thường trở nên chật vật. Hơn nữa, nếu bạn quá “to”, nhiều khả năng bé yêu cũng sẽ “bự con” từ đó dẫn tới tình trạng mẹ khổ sở lúc đau đẻ và sinh con.

6/ Sống tích cực và tránh xa những câu chuyện sinh nở tiêu cực

Chia sẻ những tâm sự về thai kỳ và sinh nở là chuyện bình thường. Nhưng mẹ bầu nhạy cảm, hay tưởng tượng không cần nghe những chuyện sinh đẻ sai lệch. Nếu một mẹ bầu khác kể với bạn về cơn ác mộng sinh nở của cô ấy, bạn nên tìm cách tránh xa tình huống đó. Những câu chuyện tiêu cực về sinh con có thể quấy rầy tâm trí bạn và khiến bạn hoang mang, sợ hãi trong lúc đau đẻ, điều này có thể gây ra các vấn đề với sinh thường. Hãy nhớ mỗi người mỗi khác, nên chuyện đau đẻ và sinh nở của họ cũng vậy. Chỉ vì bạn thân của bạn quá khó chịu trong khi đau đẻ, không có nghĩa là bạn cũng sẽ gặp chuyện tương tự.

7/ Xây dựng một hệ thống hỗ trợ

Có thể bạn phải tự mình xoay sở với cơ thể đang mang thai, nhưng chắc chắn vẫn cần nguồn hỗ trợ để vượt qua thai kỳ với sự động viên kịp thời. Hãy chắc chắn là bạn và chồng đều thống nhất ý kiến về chuyện sinh nở. Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần đảm bảo những thành viên khác trong gia đình ủng hộ quyết định của mình và đứng về phía bạn. Nguồn hỗ trợ này có thể khiến mẹ bầu xua tan những nỗi căng thẳng liên quan đến sinh đẻ và giúp bạn sinh thường thuận lợi.

8/ Khôn ngoan khi lựa chọn bác sĩ

Có một thực tế đáng buồn là nhiều bác sĩ vì tiện lợi mà giục mẹ bầu chọn biện pháp sinh mổ. Vì thế, điều quan trọng là chọn bác sĩ đỡ đẻ một cách khôn ngoan. Nếu cảm thấy bác sĩ này không tôn trọng mong muốn của bạn trong chuyện sinh thường, hãy mau chóng tìm chuyên gia khác tốt hơn.

9/ Massage đáy chậu thường xuyên

Massage vùng đáy chậu đều đặn có thể giúp cơ thể sẵn sàng cho một ca sinh thường. Bạn có thể bắt đầu thực hiện massage đáy chậu sau tháng thứ bảy của thai kỳ. Tất cả những gì mẹ bầu cần làm đưa ngón tay cái vào bên trong và nhẹ nhàng kéo phần thấp hơn của âm đạo ra phía ngoài và hướng về phía trước.

10/ Biến nước thành bạn tốt

Nước rất quan trọng với sức khỏe, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên cố gắng bổ sung 2,5 -3 lít nước cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước ấm ngâm người như một liệu pháp thư giãn. Tuy nhiên, tuyệt đối đừng ngâm người khi nước ối bị vỡ.

11/ Tập squat

Squat là cách tuyệt vời để chuẩn bị cho cơ thể thích ứng với sinh thường. Squat giúp mở rộng khung xương chậu và đưa bào thai vào vị trí sinh tốt nhất cũng như góp phần tăng cường cơ chân và giúp ích trong suốt quá trình đau đẻ. Bạn có thể thử tập khuỵu gối, ngồi bắt chéo chân, ngồi trên một quả banh thể dục.

12/ Thử chơi đùa với đá viên

Nếu bạn muốn biết cách nào là tốt nhất để thích ứng với quá trình sinh nở, hãy thử trò chơi với viên đá. Trò này cũng cần sự tham gia của anh xã nữa nhé!

Thay phiên nhau cầm một viên đá trong tay 60 giây. Vòng đầu tiên, hai bạn có thể cố gắng vừa giữ viên đá vừa trò chuyện cùng nhau. Tiếp theo, nỗ lực cầm viên đá khi đang dạo bộ quanh nhà. Cuối cùng, giữ viên đá trong yên lặng hòa toàn 60 giây. Đây là biện pháp rất tuyệt vời để đánh giá cơ chế đối phó và mức độ chịu đựng tốt nhất ở bạn trước cơn đau đẻ.

13/ Yoga trước khi sinh

Yoga không chỉ là liệu pháp hay để có cơ thể khỏe khoắn hơn, mà nó còn giúp ích nhiều cho bạn nếu chọn sinh thường. Yoga chỉ dẫn bạn cách hít thở, yếu tốt trợ giúp chính yếu trong khi đau đẻ và sinh con. Một số tư thế yoga được xem là hoàn hảo đối với thai kỳ vì chúng giúp giải tỏa sức căng ở phần lưng dưới. Những tư thế này giúp mở rộng lồng ngực, vai và cả hông của bạn.

14/ Tránh đứng quá lâu

Khi bạn mang thai, đặc biệt là ở ba tháng cuối cùng, có lẽ bạn sẽ gặp khó khăn khi đứng lâu. Thực tế là bạn nên tránh động tác này trong bất cứ trường hợp nào. Đứng quá lâu có khả năng khiến trọng lực dồn lên thai nhi và dịch chuyển bé vào vị trí sinh trước khi cơ thể mẹ sẵn sàng cho chuyện đó. Nó còn có thể khiến chân mệt mỏi, từ đó dễ gây ra rắc rối trong quá trình chuyển dạ và sinh con.

15/ Đưa thực phẩm giàu bromelain vào chế độ ăn

Bromelain là một enzyme có thể kích thích co bóp dạ con và làm mềm cổ tử cung. Vì vậy, việc nạp lượng thực phẩm giàu bromelain phù hợp cho cơ thể sẽ giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng để vượt cạn. Những quả giàu bromelain gồm xoài, đu đủ, dứa/thơm… Tuy nhiên, đừng ăn những loại quả này quá nhiều nếu bạn thuộc diện có nguy cơ sinh non.

Lưu ý:

Cơ thể của bà bầu không hề dễ đoán. Bất kể bạn đã cố gắng bao nhiêu để chuẩn bị cho một ca sinh thường, cơ thể vẫn có thể quyết định “chết máy” vào phút chót. Nếu sau đó bị buộc phải sinh mổ, bạn cũng đừng thất vọng nhé.

Sưu tầm

Leave a Reply

Or