Mẹ bầu ăn nhiều thịt, bé dễ bướng bỉnh

Diễn giả Vũ Việt Anh trích dẫn kết quả của nghiên cứu khoa học cho rằng mẹ bầu ăn quá nhiều thịt thì bé sinh ra sẽ bướng bỉnh, khó dạy.

Từ tuần thứ 8 của thai kỳ, miệng bé hình thành và bắt đầu có vị giác từ tuần thứ 16. Lúc này, con đã cảm nhận được thức ăn và đồ uống của mẹ. Tuy nhiên, không có thế, theo chuyên gia giáo dục, diễn giả Vũ Việt Anh, thực phẩm mẹ ăn hàng ngày khi mang bầu còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tính cách của em bé sau này.

Ông trích dẫn kết quả của một nghiên cứu khoa học cho rằng, mẹ mang thai ăn quá nhiều thịt thì trẻ sẽ khó dạy, bướng bỉnh. Và nếu mẹ ăn những thức ăn tươi sống như tiết canh thì trẻ dễ có tính bạo lực, hay nóng giận. Vì thế, việc cân đối nguồn dinh dưỡng hàng ngày cho mẹ bầu, tăng cường các thực phẩm có nguồn gốc thực vật (các loại hạt, rau củ, trái cây…) và chế biến món ăn, thức uống thơm ngon là yếu tố quan trọng.

Vuvietanh-6497-1429068694.jpg

Chuyên gia giáo dục Vũ Việt Anh chia sẻ bí quyết nuôi dạy con tại buổi nói chuyện về chăm sóc toàn diện mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Ảnh: Ksc Vn.

Cùng với yếu tố dinh dưỡng thai kỳ, ông Vũ Việt Anh còn khẳng định vai trò của việc giáo dục sớm cho trẻ từ lúc còn trong bụng mẹ, nhằm phát triển tính cách, giác quan và trí tuệ toàn diện. “Thai nhi 12 tuần tuổi có thể học đếm cùng mẹ. Khi mẹ ấn/gõ nhẹ ngón tay vào bụng thì con cũng sẽ đáp lại ngay. Mẹ gõ một lần, con đạp một chiếc, mẹ gõ hai lần, con đáp lại ‘bụp, bụp’. Như vậy cũng là cách mẹ dạy con học đếm”, diễn giả chia sẻ kinh nghiệm của chính mình.

Các giác quan khác của trẻ như thính giác, thị giác, khứu giác, cảm xúc và giao tiếp cũng được hình thành từ những thói quen tích cực của mẹ. Từ tuần thứ 12, mẹ cho bé nghe nhạc ít nhất hai lần một tuần (20-30 phút mỗi lần), kể chuyện, đọc truyện, đọc thơ… sẽ kích thích tai bé phát triển tốt, bé chào đời có khả năng giao tiếp sớm hơn.

Diem-huong-2856-1429068694.jpg

Từ tuần thứ 12, thai nhi đã cảm thụ được âm thanh.

Từ tuần thai thứ 16, bé cảm nhận được ánh sáng nên khi mẹ ngắm những bức tranh có màu sắc sinh động, tranh em bé đáng yêu… hoặc mẹ trang điểm nhẹ nhàng, tự tin với hình ảnh của mình thì cũng là cách giúp con cảm nhận được cái đẹp. Bên cạnh việc bổ sung DHA và vitamin, các hoạt động này tăng cường khả năng thị giác, giúp bé có đời sống tinh thần phong phú sau này. Cũng như vậy, từ tuần thứ 28 của thai kỳ, khi mẹ ngửi mùi hương nhẹ nhàng của các loài hoa yêu thích, mùi cây cỏ, các loại thức ăn thì khứu giác của con cũng được “kích hoạt”.

Đó là một vài cách đơn giản để mẹ giáo dục sớm cho con, gợi mở cho con về thế giới xung quanh. Ông Vũ Việt Anh khuyên các mẹ không nên chờ đợi đến lúc bé ra đời hay lớn lên mới bắt đầu dạy dỗ mà có thể bắt đầu từ khi mang bầu. “Bộ não của trẻ từ khi lọt lòng mẹ đã bằng 25% não người trưởng thành và đến năm 6 tuổi thì hầu như đã hoàn thiện về cấu trúc. Trong giai đoạn này, những điều cha mẹ dạy cho trẻ sẽ được trẻ tiếp thu nhanh và có ảnh hưởng sâu sắc nhất. Nếu để lỡ giai đoạn này, việc dạy dỗ về sau sẽ mất nhiều công sức mà thành quả thu về ít”

Theo ngoisao

Leave a Reply

Or