Lưu ý khi cho bé ăn dặm lần đầu

Có rất nhiều mẹ tự hỏi hoặc đặt câu hỏi cho chuyên gia rằng “Khi nào con mình ăn dặm được?”. Nhu cầu dinh dưỡng của bé luôn thay đổi theo từng chu kỳ phát triển. Và khi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển và tăng trưởng của bé, đấy chính là thời điểm bé bắt đầu ăn dặm.

Thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là khi bé 6 tháng tuổi. Ảnh minh họa: Getty Images

 

1. Lần đầu bé thử thức ăn đặc

Thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là khi bé 6 tháng tuổi. Đây là một cột mốc thú vị trong quá trình phát triển của bé khi được khám phá những hương vị và cảm giác hoàn toàn mới lạ.

Ở lần ăn dặm đầu tiên, bé ăn bao nhiêu không quan trọng mà mục đích chính là giúp bé quen với việc ăn uống. Trong quá trình làm quen với thức ăn đặc, bé không cần ăn 3 bữa mỗi ngày mà nguồn cung cấp dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Vì thế, mẹ cần lưu ý cho bé bú đầy đủ, chọn lựa thức ăn dặm phù hợp cho bé. Từ từ mẹ có thể tăng số lượng và loại thức ăn cho bé cho đến khi bé có thể tham gia hoàn toàn vào bữa ăn của gia đình, tất nhiên với khẩu phần ít và được cắt nhỏ phù hợp.

2. Không được nóng vội cho bé ăn dặm

Khoa học đã chứng minh rằng sữa mẹ rất cần thiết cho bé trong 6 tháng đầu đời để hệ thống tiêu hóa bé phát triển và có thể “đối đầu” với các loại thức ăn đặc, kể cả ngũ cốc và các món súp rau trộn với sữa. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn cung cấp lượng kháng thể đặc biệt bảo vệ bé khỏi bệnh tật. Vì vậy, quá trình bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời ảnh hưởng rất lớn đến mức độ và khả năng làm quen của bé với thức ăn đặc.

Việc được bú sữa mẹ hoặc sữa bột đến khi bé hoàn toàn sẵn sằng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian khi bé có thể nhanh chóng tự xúc cũng như nuốt thức ăn chính xác hơn.

3. Dấu hiệu chứng tỏ bé đã sẵn sàng

Khi bé đã sẵn sàng ăn dặm, sẽ có 3 dấu hiệu mà mẹ sẽ dễ dàng nhận ra.

– Bé có thể tự ngồi thẳng và giữ đầu chắc chắn.

– Bé có thể sử dụng đồng thời mắt, tay và miệng qua việc bé nhìn thức ăn và đưa thức ăn lên miệng.

– Bé có thể nuốt thức ăn. Những bé chưa sẵn sàng ăn dặm sẽ phun ran gay sau khi cho thức ăn vào miệng.

Và những dấu hiệu có thể khiến mẹ bị nhầm

– Mút ngón tay.

– Thức dậy và ban đêm khi đang ngủ.

– Bé đòi thêm sữa trong mỗi bữa ăn.

Đây là những hành vi bình thường và hoàn toàn không phải dấu hiệu cho thấy bé đã có thể ăn dặm. Ăn dặm không giúp bé có thể ngủ ngon giấc suốt đêm và những bữa ăn thêm luôn là cần thiết khi cơ thể bé cần những nguồn dinh dưỡng khác.

4. Những điều mẹ cần chú ý khi cho bé ăn dặm

– Luôn luôn ở gần bé đề phòng bé bị nghẹn.

– Hãy để bé thoải mái cầm nắm thức ăn.

– Cho phép bé được dùng tay tự ăn mỗi khi bé thấy thích.

– Đừng buộc bé phải ăn khi bé không muốn.

– Mẹ hãy để bé chủ động há miệng hãy đút thức ăn.

– Bắt đầu ăn dặm là bé chỉ ăn vài muỗng cà phê thức ăn thôi, mỗi ngày sẽ tăng dần sau.

– Kiểm tra độ nóng lạnh của thức ăn trước khi cho bé ăn.

– Đừng nêm gia vị vào thức ăn của bé.

 Theo ebe

Leave a Reply

Or