Làm sao dạy con cách “chọn bạn mà chơi”?

Ông bà chúng ta có kinh nghiệm trong chuyện này, đã để lại cho con cháu những ý kiến quý báu như “học thầy không tày học bạn”, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hay chuyện Lưu Bình – Dương Lễ rất cảm động về tình bạn.

Khi con cái bắt đầu vào trung học, bạn bè là yếu tố quan trọng trong cuộc sống học đường của chúng. Sống ở Mỹ, các bậc cha mẹ gốc Châu Á cần có lời khuyên của các chuyên viên Hoa Kỳ về chuyện khuyên bảo con cái ra sao khi tiếp xúc và thành lập tình bạn. Sau đây là những lời khuyên của Hara Marano, một cây bút về giá0 dục của báo “Psychology Today”:

Kết quả hình ảnh cho dạy con cách chọn ban mà chơi

1. Tìm người bạn mà con bạn có thể tin được:

Tình bạn sẽ nẩy nở qua thời gian, nhưng ngay từ đầu, hãy biết quan sát. Bảo con cái nhìn xem lời nói và hành động của bạn mình có đi đôi với nhau không và nhất là ý kiến của người khác về bạn mình ra sao.

2. Hãy tìm hiểu xem người bạn đó có quan niệm ra sao về tình bạn:

Có khi bạn của nó có quan điểm rất khác với nó về mối giao tiếp trong xã hội, nhưng cái chính là bạn của nó phải có thái độ rõ rệt về sự bất tín (dishonesty), vì một người bạn tốt bao giờ cũng không ưa nét gian ác này.

3. Marano có ý rất hay là “closeness cannot occur without honesty” (sự gần gũi mà gian tà là không thể xảy ra), khuyến khích con cái phải thực thà và hết lòng với bạn. Không có chuyện “mèo vờn chuột” trong tình bạn được.

4. Cần biết kính trọng các khác biệt, vì đó là chìa khóa của tình bạn lâu dài. Bất đồng không chấm dứt tình bạn, nhưng thu mình che dấu hay trốn tránh các cuộc tranh cãi với bạn là không nên, cũng như “làm quá” cũng không nên như dồn bạn vào đường cùng đuối lý và giành phần thắng tranh cãi về mình.

5. Hãy giải quyết các bất đồng khi chúng mới nổi dậy, đừøng nuôi cấy cay đắng vì như thế là dần dần sẽ xa lánh bạn bè. Vì thế cần học hỏi cách thương thảo (learn to negotiate). Vì nhu cần và cái nhìn của con người có thể thay đổi, các nhu cầu của đời sống cũng không cứng ngắt, tại sao chúng ta lại cố chấp với bạn bè?

Hình ảnh có liên quan

6. Hãy biết lắng nghe:

Và lắng nghe thật lòng, lắng nghe mà không có thành kiến và ý kiến trước gì hết. Có khi bạn mình bị cái gì đó, cần kể lể dài dòng. Lúc đó mình chỉ nên nghe thôi, đừng ngắt lời. Sau này có khi bạn mình sẽ rất appreciate thái độ bao dung này. Tập nhìn vấn đề bằng nhãn quan của bạn, sau khi đã nhìn bằng nhãn quan của mình.

7. Hãy biết xin lỗi.

Lời xin lỗi có thể vụng về, có thể cộc lốc, có thể tiếu lâm, nhưng không kèm theo sự chân thật là bạn của mình biết ngay. Ai cũng có thể lầm và có lỗi. Nhưng không phải chuyện gì cũng xin lỗi là không ổn!

8. Phụ thuộc một phần thì tốt, nhưng cái gì cũng trông mông vào bạn là hỏng, cần phải tự kính trọng và tự tin (maintain self-respect and self-esteem), nhưng không nên “hà tiện” lời khen nếu bạn làm được cái gì tuyệt vời. Các nhà tâm lý cho hay giới trẻ rất thích được ngợi khen thật lòng từ giới trẻ.

9. Cũng như trong tình yêu, hãy làm phong phú tình bạn bằng cách mang cả hai tới các thú vị mới, các chú ý mới. Chia sẻ với bạn một say mê nào đó là cách hay nhất làm thăng hoa tình bạn. Cũng như trong tình yêu, có khi phải qua thử thách, nhiều khi rất khó khăn và cay đắng, người ta mới biết bạn hiền là ai và tình bạn là gì!

Nguồn: lamchame

Leave a Reply

Or