Kinh nghiệm “xương máu” khi cả nhà nhập viện vì dịch sởi

Mấy ngày qua với gia đình chị Nguyễn Thị Thái (Lĩnh Nam – Hoàng Mai) thật khó khăn khi cả ba mẹ con đều mắc vi rút sởi.

Bài học xương máu

Mình sinh được hai cháu, cháu lớn Phạm Thị Minh Hằng (2,5 tuổi), cháu nhỏ Phạm Minh Hùng (3 tháng tuổi) và đang trong giai đoạn ở cữ. Mặc dù đã làm mẹlần hai, cũng có ít nhiều kinh nghiệm chăm sóc con, nhưng mỗi lần con ốm là mỗi lần mình cảm thấy thiếu kiến thức chăm sóc sức khỏe cho con.

Cách đây khoảng gần một tuần mình bị cúm, sau đó phát ban dạng sởi nhưng mình đã khỏi. Vì đang trong giai đoạn nuôi con nhỏ, phải luôn ở bên các con nên không tránh khỏi việc lây sang cho các cháu. Mình cũng biết bệnh sởi phát tán lây lan rất nhanh nhưng không thể tách các con ra được vì thế mà con đã bị nhiễm vi rút sởi từ mẹ. Thật sự  mình rất sốc khi cả hai bé nhà mình đều bị sởi. Tuy nhiên khi các con nhà mình có dấu hiệu của bệnh sởi như sốt, phát ban, ho nhiều mình đã kịp thời đưa các bé đến khám tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai. Qua quá trình khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ ở đây cho hai cháu nhập viện để tiếp tục theo dõi, do có biến chứng vào phổi. Trước khi mang bầu mình cũng chưa kịp tiêm dự phòng sởi.

Kinh nghiệm "xương máu" khi cả nhà nhập viện vì dịch sởi 1
Chị Thái đang chăm sóc bé lớn bị sởi tại khoa Nhi – bệnh viện Bạch Mai.

Chị Thái cho biết thêm, bé Hằng – con lớn nhà chị lúc đến lịch đi tiêm phòng sởithì cháu bị dị ứng nên chị không cho đi tiêm. Chị nghĩ lại giá như ngày đó mình cho con đi tiêm phòng đầy đủ thì bây giờ không đến nỗi cả 3 mẹ con cùng phải vào viện như thế này.

Nhận thấy sự nguy hiểm của bệnh nên khi các con có dấu hiệu bị sởi, chị Thái quyết định cho 2 cháu vào viện chứ không chăm sóc ở nhà. “Đứa nhỏ nhà mình mới 3 tháng tuổi nên chưa đi tiêm chủng mũi nào, khi vào viện cũng gặp nhiều trường hợp bị sởi như con nhà mình. Trong thời gian ở bệnh viện 3 mẹ con mình ở phòng riêng cách ly, được sự thăm khám hỗ trợ, chia sẻ nhất nhiều các y bác sĩ trong việc chăm sóc con bị sởi. Ngoài ra, nhờ có ông xã, ông bà hai bên nội ngoại, các bác chạy giúp đỡ chứ không 3 mẹ con mình không biết xoay sở thể nào”, chị Thái chia sẻ.

Thật sự khi mà hai con của bị vi rút sởi tấn công mình rất hoang mang và lo lắng bởi các cháu còn bé, nhất là vào thời điểm truyền dịch hay cho các cháu uống thuốc quả là một công việc khó khăn. Các bác sĩ đã phải đặt kim luồn để truyền dịch cho con mình.

Đối với mình qua thời gian ở trong viện, mình mới cảm nhận được sự nguy hiểm như thế nào nếu không được khám điều trị kịp thời. Không chỉ con nhà mình, mà còn có rất nhiều bé mới 3-7 tháng tuổi, tức là chưa đến thời điểm tiêm chủng mũi sởi đầu tiên đã bị nhiễm vi rút sởi.

Các mẹ cần có cách nhận biết sởi để đưa con đi khám

Qua quá trình chăm sóc hai con bị sởi, mình khuyên các mẹ khi thấy con có dấu hiệu sốt, ho, viêm long đờm, trên da nổi các nốt phát ban, thở nhanh, mệt mỏi nhiều… thì không nên chữa tại nhà, mà nên cho con vào viện khám càng sớm càng tốt. Vào viện thì các mẹ nên cho con nằm riêng một phòng để tránh lây lan sang các bệnh nhi khác và ngược lại bé nhà mình lại bị lây bệnh khác.

Tuy nhiên các mẹ cũng phải nhận biết dấu hiệu khởi bệnh của sởi để có phương pháp điều trị thích hợp cho con, chứ không nên chủ quan. Các bác sĩ cho mình biết thời tiết ẩm ướt như hiện nay là môi trường thuận lợi cho dịch sởi phát triển mạnh.

Theo các bác sĩ, dấu hiệu để phân biệt sởi với các bệnh lý sốt phát ban khác là với bệnh sởi, các ban đỏ thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, bắt đầu từ mặt sau đó lan dần xuống dưới chân, tay và rộng ra toàn thân. Vì thế, khi thấy dấu hiệu sốt cao kèm theo phát ban (đỏ toàn thân), có triệu chứng viêm đường hô hấp, viêm kết mạc thì cần nghĩ ngay đến bệnh sởi và phải đến cơ sở y tế khám.

Kinh nghiệm "xương máu" khi cả nhà nhập viện vì dịch sởi 2
Mẹ mắc sởi rồi lây sang hai con nhỏ, bé lớn hơn 2 tuổi, bé nhỏ 3 tháng tuổi, có lúc chị Thái hoảng loạn tưởng như… không sống nổi.

Một số kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ bị sởi

Trải qua những ngày dài chăm con bị sởi trong bệnh viện mình rút ra nhiều bài học thấm thía và các bác sĩ đã cho mình biết những nguyên tắc cơ bản trong việc chăm trẻ bị sởi. Mình chia sẻ để các mẹ có con bị sởi chăm sóc con đúng cách.

Điều đầu tiên là phải đi tiêm phòng đầy đủ. Nếu trong đợt tiêm phòng các bé bị ốm thì mẹ nên cho con tiêm lại ngay sau đó.

Ngoài ra, các mẹ nên kiêng gió cho con, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm với nước ấm. Thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho bé. Thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ.

Trong giai đoạn trẻ bị bệnh sởi mẹ nên cho con ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và uống nhiều nước hoa quả. Đồng thời, hãy cho trẻ uống từ 6-8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Khi bị sởi, cơ thể trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều vì vậy cần phải được bù nước.

Sau 3-4 ngày, sởi đã bay thì nên cho trẻ ăn các thứ dễ tiêu như: cháo đường, canh rau… Không nên cho ăn nhiều thịt. Nếu có cho ăn thịt, chỉ nên cho ăn thịt nạc, và không ăn quá no.

Luôn vệ sinh quần áo, chăn màn, ga giường của trẻ và phơi riêng. Nên giặt bằng nước nóng để diệt khuẩn. Ngoài ra, quần áo của người chăm sóc cũng không được bỏ chung vào máy giặt gia đình.

Nhớ phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn, sau đó nên là quần áo và thay mới những đồ dùng sinh hoạt cá nhân của trẻ như: khăn mặt, bàn chải đánh răng… để tẩy chay vi rút còn sót lại.

Đối với các bà mẹ có ý định mang bầu thì nên đi tiêm dự phòng sởi trước 3 tháng, để trong thời gian mang thai tránh nhiễm bệnh ảnh hưởng đến thai nhi.

 

 

theo: afamily

Leave a Reply

Or