Hôn và bẹo má trẻ sơ sinh, nên hay không?

Trẻ nhỏ là những thiên thần và bạn suốt ngày chỉ muốn hôn hoặc bẹo má trẻ sơ sinh vì không thể cưỡng lại sự đáng yêu của chúng. Tuy nhiên, điều đó liệu có để lại hậu quả gì không?

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hành động hôn hoặc bẹo má trẻ sơ sinh tưởng chừng vô hại nhưng lại là nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, qua tiếp xúc da với da hoặc lây nhiễm từ tuyến nước bọt mà người lớn không thể lường tới.

Tại sao không nên hôn hay bẹo má trẻ sơ sinh?

Việc hôn hay bẹo má trẻ sơ sinh đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra một số bệnh ở trẻ như:

Việc hôn hay bẹo má trẻ sơ sinh có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh ở trẻ mà người lớn không thể lường trước được (Ảnh minh họa).

Viêm tuyến nước bọt

Theo các chuyên gia, ở hai bên má trẻ sơ sinh có một đôi tuyến nước bọt và ống tuyến nước bọt để tiết ra nước bọt. Tuy nhiên, do trẻ còn nhỏ nên tuyến nước bọt chưa phát triển cũng như tính đàn hồi của ống tuyến nước bọt còn yếu. Vì vậy, khi trẻ bị bẹo má hoặc hôn quá mạnh, quá nhiều lần có thể khiến cho tuyến nước bọt và ống tuyến nước bọt bị kích thích, sự tác động lực thường xuyên vào hai bên má trẻ sẽ làm hạn chế sự phát triển tuyến nước bọt và có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn ngay trong khoang miệng dẫn tới trẻ bị biếng ăn, chậm phát triển ngôn ngữ, suy dinh dưỡng…

Viêm da, dị ứng

Da trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm. Vì vậy, việc hôn và bẹo má trẻ sơ sinh quá mạnh, quá nhiều lần có thể làm xước da và khiến trẻ mắc các bệnh ngoài da như bong tróc, lở loét hoặc bị dị ứng.

Hơn nữa, nhiều người lớn lại không có thói quen vệ sinh tay hoặc răng miệng sạch sẽ trước khi hôn hoặc bẹo má trẻ sẽ làm tăng nguy cơ về khả năng trẻ bị dị ứng hoặc nhiễm trùng da khi được cưng nựng quá đà.

Viêm đường hô hấp

Nghiên cứu tại các bệnh viện chuyên khoa nhi cho biết, con đường lây bệnh hô hấp nhanh nhất ở trẻ sơ sinh chính là thông qua hành động người lớn tiếp xúc gần hoặc hôn hít vào miệng trẻ.

Theo các bác sĩ, vi khuẩn trong khoang miệng người lớn có thể không gây hại gì với chính bản thân họ vì người lớn có sức đề kháng cao, tuy nhiên với trẻ sơ sinh thì các loại vi khuẩn đó lại có thể trở nên vô cùng nguy hiểm và là tác nhân chính gây ra các bệnh về phồng rộp miệng hay dị ứng ở trẻ sơ sinh. Thậm chí, trẻ có thể bị tử vong vì những bệnh lây nhiễm nguy hiểm qua đường miệng như viêm gan, kiết lị, lao phổi…

Giảm thính lực

Các nghiên cứu gần đây cho hay, trẻ sơ sinh bị giảm thính lực có thể xuất phát từ nguyên nhân do trẻ bị hôn hoặc chạm vào tai quá nhiều và quá mạnh.

Việc tác động vào tai trẻ sơ sinh khi tai trẻ chưa hoàn thiện sẽ tạo ra những rung động mạnh ở màng nhĩ, gây chấn thương tai hoặc giảm khả năng nghe của trẻ.

Hôn trẻ làm sao cho đúng?

Thật ra, với những điều kể trên, chúng ta cần nhìn nhận rằng, việc hôn hay bẹo má trẻ sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Tuy nhiên, hành động đó chưa hẳn là không tốt hoàn toàn nếu mọi người biết cách thực hiện sao cho đúng.

Khi hôn trẻ mẹ nên vệ sinh răng miệng và phải nhẹ nhàng để không gây ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ (Ảnh minh họa).

Không phải là hoàn toàn tuyệt đối tránh việc hôn hay bẹo vào má trẻ mà các bác sĩ khuyến khích bố mẹ và người lớn hạn chế hành động đó. Trước khi hôn hay chơi với trẻ người lớn nên vệ sinh răng miệng và tay chân sạch sẽ. Khi hôn trẻ nên thác tác nhẹ nhàng, tránh các tác động mạnh.

Thay vì hôn vào mặt, vào mũi, má hay tai trẻ hoặc bẹo má trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể hôn vào bàn tay bé xíu hay bất kì bộ phận nào trên tay của trẻ để thể hiện sự yêu thương cũng là một gợi ý dành cho những bố mẹ có các thiên thần nhỏ đáng yêu.

Nguồn: mevacon

Leave a Reply

Or