Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng
Để xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng, mẹ cần lưu ý tới nhu cầu dinh dưỡng của con. Một khẩu phần ăn đầy đủ chất mỗi ngày sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Giai đoạn ăn dặm luôn là thời kỳ phát triển tương đối quan trọng của trẻ. Vì thế, phụ huynh nên cho bé ăn những món nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.
Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng
Bé 7 tháng tuổi đã có khả năng ăn được những thức ăn thô hơn so với khi 6 tháng. Vì thế ở giai đoạn này, khi cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật, mẹ cần tuân theo một số những nguyên tắc sau:
– Lượng thức ăn tăng lên: Bé vẫn ăn 2 bữa/ngày như hồi 6 tháng nhưng lượng thức ăn sẽ nhiều hơn:
+ Cháo: 40-70g
+ Rau: 25g
+ Đạm: 10-15g
– Thay đổi tỷ lệ nấu cháo: Vì trẻ đã có thể ăn thô được tốt hơn nên mẹ nấu cháo trắng cho bé theo tỷ lệ 1 gạo:7 nước.
– Có thể ăn thêm một số thực phẩm khác: Mẹ đã có thể cho trẻ 7 tháng ăn thêm thịt heo, thịt bò hoặc gan. Tuy nhiên cần cho bé ăn ít một để xem con có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không.
– Cắt trái cây thành hình dài: Mẹ nên thái trái cây thành những miếng dài để trẻ tự cầm và cắn ăn. Điều này sẽ tập cho bé biết cách cắn để nhai và nuốt.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng
Dưới đây là gợi ý một số món ăn trong thực đơn ăn dặm của trẻ 7 tháng mà mẹ có thể chế biến cho con:
1. Cháo bánh mì sandwich cá hồi
Nguyên liệu: 40g cháo, 10g cá hồi
Cách làm:
– Xé nhỏ bánh mì nấu cùng cháo sao cho chín nhừ.
– Đem hấp chín cá hồi. Sau đó bỏ da rồi nghiền nhuyễn.
– Trộn cháo cùng với cá là bé đã có thể ăn.
Từ nguyên liệu là sandwich và cá hồi, mẹ có thể nấu được món cháo thơm ngon cho bé.
2. Bí đỏ trộn táo
Nguyên liệu: 25g bí đỏ, 15-20g táo
Cách làm:
– Mẹ hấp chín bí đỏ rồi nghiền thật nhuyễn, mịn.
– Sử dụng thìa nạo nhuyễn, lược qua rây để lấy nước.
– Trộn bí đỏ với nước táo rồi cho bé ăn.
Bí đỏ trộn nước táo là món ăn dặm rất dễ làm cho bé.
3. Cháo đậu cô ve và vừng đen
Nguyên liệu: đậu cô ve, cháo trắng, vừng đen
Cách làm:
– Sau khi luộc chín đậu cô ve thì mẹ vớt ra, nghiền nhỏ.
– Rang chín vừng đen rồi giã nhỏ.
– Múc cháo ra bát, đổ đậu cô ve nghiền lên trên. Cuối cùng là rắc vừng đen lên trên là đã hoàn thành món ăn cho trẻ.
Cháo đậu cô ve và vừng đen rất tốt cho sự phát triển của con.
4. Súp thịt gà băm nấu khoai môn
Nguyên liệu: khoai môn, thịt lườn gà, bột năng, nước dashi
Cách làm:
– Khoai môn đem gọt sạch vỏ, thái lát mỏng rồi đem hấp khoảng 2 phút.
– Khi khoai đã chín thì mẹ dùng thìa nghiền nhuyễn.
– Băm nhuyễn thịt gà. Sau đó đun với nước Dashi cho đến khi thịt gà chín mềm. Tiếp theo cho bột năng đã hòa tan vào.
– Cuối cùng, cho khoai môn vào khuấy đều. Chờ nguội là mẹ có thể cho bé ăn.
Trong thịt gà và khoai môn có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
5. Cháo thịt bò sốt cà chua
Nguyên liệu: Thịt băm, cà chua, cháo trắng
Cách làm:
– Rửa sạch và bỏ vỏ cà chua. Sau đó mẹ đem băm nhỏ cả hạt.
– Thịt bò sau khi rửa sạch cũng băm nhuyễn.
– Xào qua thịt bò với dầu ô liu. Sau đó tiếp tục cho cà chua vào xào tiếp.
– Đổ cháo ra bát. Cho hỗn hợp vừa xào vào cháo rồi khuấy đều.
Trẻ 7 tháng tuổi đã có thể ăn thịt bò nên mẹ có thể nấu cháo thịt bò cho bé.
6. Cháo bí ngô phô mai
Nguyên liệu: 1 miếng bí ngô, 1 viên phô mai, cháo trắng
Cách làm:
– Mẹ đem hấp chín bí ngô rồi nghiền cho mịn, nhuyễn.
– Cho bí đã tán nhuyễn vào đun với cháo trong khoảng 3 phút.
– Cuối cùng cho phô mai vào khuấy đều cùng với cháo là được.
Cháo bí ngô phô mai thơm ngậy, vô cùng hấp dẫn đối với các bé.
7. Cháo lưỡi heo đậu Hà Lan bắp ngọt
Nguyên liệu: lưỡi heo, đậu Hà Lan, bắp ngọt, cháo trắng
Cách làm:
– Luộc chín đậu và bắp. Sau đó nghiền nhuyễn.
– Tiếp theo, lưỡi heo làm sạch, luộc sơ qua rồi cũng băm nhuyễn.
– Cho đậu, bắp cùng lưỡi heo trộn vào cháo trắng rồi đun thêm 5 phút là trẻ có thể ăn được.
Món cháo nấu từ lưỡi heo, đậu Hà Lan và bắp ngọt cũng là một gợi ý ăn dặm thích hợp cho trẻ 7 tháng tuổi.