Giúp con hạn chế “xả nước” khi ngủ

Đái dầm là hiện tượng khá phổ biến, nhất là trong những năm đầu đời của trẻ. Để giúp con thoát khỏi tình cảnh đáng xấu hổ này, trước tiên, mẹ nên tìm ra nguyên nhân làm trẻ đái dầm.

làm gì khi trẻ đái dầm
Đái dầm có thể là hệ quả của một căn bệnh nào đó

1/ Trẻ đái dầm có phải là bệnh?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đái dầm khi ngủ. Một số nguyên nhân có thể là do yếu tố thần kinh hoặc bệnh tật. Bé nhà bạn thuộc nguyên nhân nào sau đây?

Khả năng truyền tin kém: Vì một nguyên nhân nào đó, khả năng thông báo tín hiệu giữa bàng quang và não của bé bị chậm nhịp trong lúc ngủ dẫn đến tình trạng “hiểu nhầm” thông tin.

Giảm dung tích chức năng bàng quang: Bàng quang bé vẫn có kích thước giống bình thường. Tuy nhiên, nó gửi tín hiệu “đầy nước” đến não ngay cả khi không phải như vậy. Vì vậy, bé rất khó có khả năng giữ nước tiểu suốt cả đêm.

Thiếu nội tiết tố ADH, hormone kiểm soát lượng nước tiểu mất cân bằng, dẫn đến tình trạng “xả nước” giữa đêm.

Táo bón: Những trẻ bị táo bón có nguy cơ đái dầm rất cao do sức ép lên bàng quang tăng. Khi đó, bàng quang gửi thông tin nhầm đến não, dẫn đến tình trạng… ướt quần.

6 “thủ phạm” gây táo bón cho trẻ Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên táo bón ở trẻ em. Đặc biệt, nếu con đang trong tình trạng khó chịu này, mẹ nên “quăng” một vài món sau vào danh sách đen bé cần tránh xa nhé!

Đái dầm là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu bé cưng của bạn đã trên 6 tuổi và vẫn “ướt quần” vào ban đêm, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ. 3% các trường hợp đái dầm khi ngủ có liên quan đến các vấn đề bệnh lý cần được khám và kiểm tra cẩn thận.

2/ Làm gì khi trẻ đái dầm?

– Hạn chế uống nước khi ngủ: Cách này có thể giúp bé giảm lượng nước tiểu về đêm của bé. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng không nên thường xuyên áp dụng cách này vì sẽ làm cho con cảm thấy bé đang bị trừng phạt.

– Nhắc bé đi vệ sinh trước khi ngủ: Bàng quang trống có thể giảm nguy cơ gặp tai nạn trong đêm.

quần lót chuyên dụng cho trẻ đái dầm
Bạn có thể cho con dùng quần lót chống thấm khi ngủ

– Khuyến khích, không chỉ trích: Không bé nào muốn mình đái dầm giữa đêm. Những tai nạn này thường vượt quá khả năng kiểm soát của bé. Vì vậy, việc la mắng hay chỉ trích bé không giúp giải quyết vấn đề, thậm chí nó còn làm cho sự việc trở nên nghiêm trọng hơn.

– Giải thích cho bé: Đái dầm có thể làm con bạn xấu hổ và tự ti hơn. Trong trường hợp này, bạn nên nói chuyện và giải thích với bé rằng chuyện này không liên quan tới bé. “Do não và bàng quang của con không hiểu nhau lắm, chúng cần một cách giao tiếp chính xác hơn”. Đừng đổ lỗi cho con bạn về sự cố đái dầm.

“Huấn luyện” bé con đi vệ sinh Tập cho bé đi vệ sinh có phải là công việc khó khăn đối với bạn? Có lẽ bạn và bé vẫn chưa được chuẩn bị kỹ càng cho trường hợp này đó thôi. Cùng MarryBaby đơn giản hóa chuyện này nhé!

– Sử dụng sản phẩm chuyên dụng: Tấm lót nệm có thể giúp bạn ngăn không cho nệm ướt hoặc đồ lót thấm nước có thể giữ cho bé khô thoáng vào ban đêm.

– Huấn luyện bàng quang: Thử tập cho bé cố giữ nước tiểu vài phút trước khi bé cảm thấy cần đi. Cách này giúp bé tăng khả năng kiểm soát dòng nước tiểu và tránh sự cố về đêm.

– Đi khám bác sĩ: Nếu việc đái dầm trở thành một vấn đề nghiêm trọng, bạn có thể đưa bé đi bác sĩ. Họ sẽ có những giải pháp hữu ích và chuyên sâu hơn về nguyên nhân của vấn đề. Một số loại thuốc có thể giúp điều trị và giảm tình trạng đái dầm của trẻ nhưng tuyệt đối phải có sự cho phép của các bác sĩ.

Theo MarryBaby

Leave a Reply

Or