Đừng để 1 phút lơ là khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà gây tổn thương cả đời của trẻ

Trẻ sơ sinh rất yếu và mỏng manh, nếu người lớn chăm sóc không cẩn thận rất có thể gây ra tai nạn bất ngờ cho bé! Như trong trường hợp này, em bé sơ sinh đã phải cắt bỏ cánh tay vì hoại tử, do người lớn không để ý đến sợi dây thun bó chặt cánh tay bé, dưới lớp quần áo mùa đông dày cộm.


Trời lạnh nên em bé đươc người nhà mặc nhiều lớp áo quần, không ai để ý đến sợi dây cao su đang bó chặt lấy cánh tay đứa bé. Chỉ đến khi bé được đi tắm rửa, người nhà mới hốt hoảng khi thấy cẳng tay bé bầm tím và sưng lên. Em bé được đưa đi bệnh viện ngay lập tức, nhưng các bác sĩ cũng không thể cứu nổi cánh tay của cậu bé.

Các bác sĩ chẩn đoán các triệu chứng tím tái và sưng phù ở cánh tay em bé bị gây ra bởi bị chèn ép tĩnh mạch. Họ đề nghị người nhà chuyển bé tới một bệnh viện lớn với trang thiết bị hiện đại hơn mới có thể cứu vãn được cách tay đang tụ máu tím đen lại của cậu bé. Lúc này nhiệt độ cơ thể bé xuống đột ngột, ngay cả tính mạng cũng ngàn cân treo sợi tóc chứ đừng nói tới việc cứu cánh tay.

Các bác sĩ đã dùng các thiết bị y tế hiện đại nhất và nỗ lực cứu lấy tính mạng cũng như cánh tay của đứa trẻ, nhưng các dây thần kinh và gân của cánh tay phải đã không còn hoạt động. Câu chuyện kết thúc thật buồn: em bé suốt đời phải sống thiếu cánh tay phải.


Em bé hai ngày tuổi người Trung Quốc đã phải cắt bỏ cánh tay vì hoại tử

Câu chuyện này cảnh tỉnh các ông bố bà mẹ, hoặc người trông coi trẻ sơ sinh cần phải vô cùng thận trọng trong việc chăm sóc trẻ. Đặc biệt phải lưu ý đến những trường hợp nguy hiểm sau:

1. Cha mẹ nhai đồ ăn rồi mớm cho con: Trong miệng của người lớn có hàng trăm, hàng nghìn vi khuẩn, virus cộng sinh. Trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu nên khi có cơ hội xâm nhập, vi khuẩn, vi rút sẽ lây lan và trẻ phát bệnh rất nhanh. Khi bạn nhai đồ ăn rồi mớm cho con nghĩa là bạn đang gián tiếp đẩy vào người con rất nhiều vi khuẩn gây hại, có thể làm cho sức khỏe của con bị ảnh hưởng. Bé có thể lây hàng trăm bệnh khác nhau từ việc ăn cơm mớm.

Ví dụ như bệnh cảm ở người lớn, nhiều người không cần uống thuốc có thể khỏi bệnh sau vài ngày. Nhưng bệnh cảm ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, tiến triển nhanh, gây biến chứng nặng nề như viêm phế quản, viêm phổi. Hay như bệnh ho gà nhiều người lớn không nghĩ mình là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh.

2. Cha mẹ thường cho trẻ em ngồi một mình trên ghế hoặc giường, điều này rất không nên. Trẻ em không thể đánh giá được mức độ nguy hiểm nếu chúng “tiếp đất” từ trên cao, mà chúng lại rất hiếu động. Do đó, nếu cha mẹ để con ngồi một mình không kiểm soát thì hậu quả tệ nhất có thể đến đó là bé bị xuất huyết não khi ngã đập đầu xuống đất.

3. Khi tắm cho con, bạn phải cẩn thận nhiệt độ nước tắm để tránh cho bé khỏi bị bỏng. Các vòi sen điều chỉnh dễ dàng chế độ nước cũng là mối nguy hiểm với những đứa trẻ hiếu động, tò mò. Do đó, khi cho con đi tắm, việc đầu tiên của bạn là phải kiểm tra độ nóng của nước tắm, tiếp đó đừng rời mắt khỏi con, đừng cho bé tự do trong phòng tắm. Chuyện tồi tệ nhất sẽ xảy ra khi nước nóng quá làm da bé phỏng, hoặc bé nghịch vòi nước làm nước chuyển sang chế độ rất nóng mà mẹ không kịp phản ứng cũng khiến con bỏng nặng.

4. Thương yêu con nên cha mẹ rất hay hôn hít con; nhưng trẻ nhỏ sức đề kháng kém, việc hun hít của cha mẹ sẽ là tác nhân làm bé bị nhiễm trùng hô hấp. Đã có đứa trẻ sơ sinh tử vong vì được một người khách đến thăm và hôn vào miệng bé. Cho nên, cha mẹ tuyệt đối không hôn con vào mắt, mũi, miệng; hãy yêu cầu mọi người xung quanh không hôn bé như thế.

5. Các bậc cha mẹ muốn con biết đi sớm nên cho con ngồi vào xe tập đi thì hãy chú ý điều chỉnh độ cao của xe tập đi cho phù hợp với độ dài chân con. Bởi vì nếu chân bé quá chùng sẽ làm chân bị tật, sức nâng đỡ cơ thể kém, bản năng bước đi cũng thui chột dần và hệ quả là bé sẽ càng chậm biết đi hơn, chân bé yếu ớt hơn bình thường. Tốt nhất là cha mẹ hạn chế cho con ngồi vào chiếc xe tập đi đó, hãy để bé tự bước đi sau khi biết đứng…

Theo webtretho

Leave a Reply

Or