Dinh dưỡng hợp lý trong từng giai đoạn thai kỳ

Thai kỳ chia làm 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Mỗi giai đoạn ứng với sự thay đổi cơ thể của mẹ và sự phát triển của bé khác nhau. Do đó chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn cũng không giống nhau.

1. Ba tháng đầu thai kỳ

Ba tháng đầu của thai kỳ đa số bà bầu bị ốm nghén, thực phẩm ăn được rất hạn chế. Vì vậy, giai đoạn này, nhịn đói cũng không tốt mà ăn quá nhiều lại cũng không nên. Giải pháp tốt nhất là bạn hãy ăn nhiều rau và hoa quả, nhất là hoa quả có màu xanh như táo, kiwi, lê, ổi, xoài… Rau quả là thực phẩm cung cấp một lượng dưỡng chất thiết yếu và đa dạng vitamin, khoáng chất sẽ giúp bạn và thai nhi khỏe mạnh.

Bạn cũng nên ăn nhiều các loại củ khoai tây, cà rốt, củ cải… Những thức ăn giàu axit folic như mùi tây, thìa là, xà lách, rau chân vịt sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh, tránh dị tật và trí não thông minh… Bạn cũng có thể làm sinh tố từ nhiều loại trái cây, rau, củ để dễ ăn và ăn được nhiều hơn.

Dinh dưỡng hợp lý trong từng giai đoạn thai kỳ

Bạn cũng nên đảm bảo nguồn tinh bột từ mì ống (sợi), ngũ cốc các loại, khoai tây. Chúng là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt cho cơ thể. Các loại bánh bích quy, bánh có vị mặn vừa cung cấp thêm năng lượng, vừa trung hòa acid trong dạ dày, làm giảm đi cảm giác cồn cào khiến bà bầu buồn nôn.

Các loại thức uống như trà xanh, nước chanh, trà gừng, nước gừng pha mật ong… đều có tác dụng giảm ốm nghén rõ rệt mà còn giúp bạn thư giãn, tăng sức để kháng.

2. Ba tháng giữa thai kỳ

Vào tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi phát triển rất nhanh. Bạn cần phải bổ sung lượng dinh dưỡng khá cao để thai nhi phát triển đầy đủ, khỏe mạnh. Hãy bổ sung cân đối và hợp lý các nhóm thực phẩm tinh bột, vitamin, khoáng chất, chất béo và chất đạm cho các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, đừng quên các bữa ăn phụ bao gồm sữa, trái cây. Các món thịt nên chế biến hấp hoặc luộc, thịt rán khó tiêu và khó hấp thụ.

Một lưu ý quan trọng khác là bạn cần bổ sung thành phần chất xơ vào bữa ăn hàng ngày. Chất xơ không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho đường ruột mà còn ngăn ngừa chứng táo bón, một chứng bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến khi mang bầu.

Đây cũng là giai đoạn thai nhi đang hình thành xương và răng. Vì vậy, bạn chú ý bổ sung canxi bằng cách ăn nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, pho mát. Ngoài ra, các thực phẩm từ thủy hải sản như tôm, tép, cua, ốc cũng giàu canxi bạn không nên bỏ qua.

Dinh dưỡng hợp lý trong từng giai đoạn thai kỳ

3. Ba tháng cuối của thai kỳ

Để tránh tăng cân quá nhiều một cách không cần thiết, bạn nên hạn chế đồ ngọt, đồ béo và các món nhiều tinh bột. Chỉ cần bạn đảm bảo đủ các nhóm dưỡng chất để mẹ và thai nhi khỏe mạnh, không nên ăn quá nhiều đạm, không cần thiết phải cung cấp quá nhiều các chất bổ dưỡng như thịt, trứng… sẽ làm giảm độ đàn hồi của cơ vùng âm đạo. Để tránh nguy cơ bị rách âm hộ khi sinh, sau tuần thứ 35 bạn nên ăn thật ít thịt. Mỗi ngày chỉ nên ăn không quá một lạng thịt.

Vào thời gian này, bạn cần lưu ý tới các thực phẩm giàu chất sắt, vì lúc này cả mẹ và thai nhi rất cần khoáng chất này, bằng cách ăn thêm nhiều củ cải đỏ, cà rốt, lựu, mận, táo và bí đỏ, rau dền, hoa quả khô. Đặc biệt, ăn một nắm quả khô mỗi ngày (nho khô, mơ sấy khô, vải khô…), còn có tác dụng nhuận tràng rất tốt.

Leave a Reply

Or