Dạy con phương Đông và phương Tây: Có gì khác biệt?

Những khác biệt trong cách dạy con của cha mẹ phương Đông và phương Tây đã được tiết lộ trong một nghiên cứu khoa học mới đây.

 

Có những khác biệt trong cách dạy con phương Đông và phương Tây. Ảnh minh họa: Internet

Tại sao cha mẹ phương Đông kiểm soát con hơn cha mẹ phương Tây?

Ai cũng thấy rằng cha mẹ các nước phương Đông và phương Tây có cách dạy con hoàn toàn khác biệt. Nhưng khác như thế nào và tại sao lại như vậy, hãy cùng nghiên cứu cách dạy con của cha mẹ Trung Quốc và Mỹ để hiểu rõ điều này.

Khi nhắc đến cha mẹ người Trung Quốc, chắc hẳn các từ như kiểm soát, nghiêm khắc và độc đoán sẽ xuất hiện trong đầu bạn. Nhưng tại sao các bậc cha mẹ Trung Quốc nói riêng và phương Đông nói chung lại thường kiểm soát con như vậy. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng làm sáng tỏ những lý do về mặt văn hóa và tâm lý đằng sau điều này.

Nghiên cứu cho rằng cha mẹ Trung Quốc kiểm soát con có thể là do mối liên kết giữa họ với những hành vi, hoạt động của con em mình, trong trường học cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, áp lực xã hội và truyền thống răm rắp nghe theo những điều cha mẹ dạy bảo cũng có thể đóng vai trò không nhỏ.

Một nghiên cứu mang tên “Tại sao các bà mẹ Trung Quốc kiểm soát con nhiều hơn các bà mẹ Mỹ?” đã được tiến hành. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã khảo sát 215 bà mẹ và trẻ em ở Trung Quốc và Mỹ cách đây sáu năm và kết quả được công bố trong số ra mới đây của tạp chí Child Development.

Cha mẹ và trẻ em đã được khảo sát 2 lần/năm để tìm ra mức độ kiểm soát tâm lý con em mình của các bậc cha mẹ. Hành vi này thường liên quan đến sự trừng phạt về mặt cảm xúc, chẳng hạn như tạo cảm giác tội lỗi. Ví dụ, nếu một đứa trẻ làm điều gì đó mà cha mẹ không thích, cha mẹ có thể tỏ thái độ khó chịu hoặc nói với trẻ rằng chúng nên cảm thấy có lỗi.

Dạy con phương Đông và phương Tây

Theo nghiên cứu, cha mẹ Trung Quốc đánh giá giá trị của mình dựa trên thành công của con hơn cha mẹ Mỹ.
Ảnh minh họa: Internet.

Giá trị của cha mẹ dựa trên thành công của con cái
Cha mẹ cũng được yêu cầu chỉ ra mức độ đánh giá giá trị bản thân dựa trên thành tích của con cái. Ví dụ, cha mẹ được yêu cầu đánh giá mức độ tệ hại mà họ cảm thấy về bản thân mình khi con em không thành công, hay thất bại của con có làm cha mẹ cảm thấy xấu hổ hay không.

Nghiên cứu cho thấy các bà mẹ Trung Quốc đánh giá giá trị bản thân dựa vào thành công của trẻ nhiều hơn các bà mẹ phương Tây. Điều này đã gây ra sự khác biệt ở mức độ kiểm soát giữa các bà mẹ Trung Quốc và bà mẹ Mỹ.

Nghiên cứu này không chỉ xem xét sự khác biệt giữa cha mẹ Trung Quốc và cha mẹ Mỹ, mà còn thiết lập mối tương quan giữa sự đánh giá bản thân dựa vào con với việc kiểm soát tâm lý con. Cụ thể, các bà mẹ đánh giá bản thân dựa vào con thường kiểm soát con nhiều hơn, Giáo sư Florrie Fei-Yin Ng tại Đại học Trung văn Hương Cảng, Hồng Kông cho biết.

“Cha mẹ càng cảm thấy giá trị của họ dựa trên mức độ thành công của con cái, họ càng bị áp lực phải làm bất cứ điều gì để thúc đẩy con”, Ng ​​nói thêm. Trong xã hội Trung Quốc, cha mẹ thường so sánh con em mình với những đứa trẻ khác, bất kể ở nơi công cộng hay chốn riêng tư. Cha mẹ thường nói với con những câu như: “Mẹ làm điều này vì tương lai con” hoặc “Tất cả mọi thứ mẹ làm đều vì con”.

Mặc dù nhiều cha mẹ ở độ tuổi 20 hoặc 30 nói rằng họ không muốn gây quá nhiều áp lực cho con cái như cha mẹ họ từng làm, họ vẫn thừa nhận rằng nếu con cái không học tốt ở trường, họ sẽ cảm thấy xấu hổ hoặc bị mất mặt .

Dạy con phương Đông và phương Tây


Ảnh minh họa: Internet.

Cha mẹ nói dối để con tốt hơn

Theo một nghiên cứu so sánh mức độ nói dối giữa cha mẹ Trung Quốc và cha mẹ Mỹ, dù cha mẹ ở 2 quốc gia đều nói dối để tác động đến hành vi của con, cha mẹ Trung Quốc nói dối nhiều hơn và chấp nhận lời nói dối ở mức độ lớn hơn.

Các nhà khoa học ở Mỹ, Trung Quốc và Canada cho 114 phụ huynh ở Mỹ và 85 người ở Trung Quốc xem danh sách những lời nói dối mà họ có thể dùng với con cái. Các bậc phụ huynh phải xác định xem họ sử dụng lời nói dối nào và đánh giá mức độ nói dối nào là chấp nhận được. Trong danh sách đó có những lời nói đối kiểu như: “Ăn hết thức ăn đi không con sẽ bị lùn đấy”, “Nếu con không đến ngay bây giờ, mẹ sẽ để con ở đây một mình” hoặc “Nếu con hư, mẹ sẽ ném con vào đại dương cho cá ăn”.

Nghiên cứu cho thấy 84 % số cha mẹ Mỹ và 98% số cha mẹ Trung Quốc từng dùng ít nhất một lời nói dối tương tự như trong danh sách. Các bậc cha mẹ Trung Quốc nói dối nhiều hơn, mặc dù cha mẹ ở cả hai nước đều cho rằng nói dối ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ.

Theo nghiên cứu, các bậc cha mẹ Trung Quốc lại nói dối ít hơn cha mẹ Mỹ khi họ muốn phản đối con mình. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với sự khác biệt văn hóa giữa hai quốc gia. Sự khác biệt văn hóa dẫn đến một hiện tượng, đó là “sự chú trọng hơn đến sự tôn trọng và vâng lời trong nền văn hóa châu Á khiến cha mẹ sẵn sàng nói dối để đạt được những mục tiêu này”.

Dạy con phương Đông và phương Tây

Sự kiểm soát của cha mẹ có thể làm suy yếu sự phát triển của con. Ảnh minh họa: Internet.

Tác dụng tiêu cực của việc kiểm soát con

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cha mẹ kiểm soát quá nhiều sẽ làm suy yếu sự phát triển tâm lý của trẻ, khiến chúng dễ bị trầm cảm và thiếu tự tin. Giáo sư Wang Qian tại Đại học Trung văn Hương Cảng và Giáo sư Eva Pomerantz tại Đại học Illinois (Mỹ) đã dành nhiều năm nghiên cứu tác động của các phương pháp nuôi dạy con đến sự phát triển của trẻ và so sánh sự khác biệt giữa cha mẹ Trung Quốc và phương Tây.

Sự kiểm soát của cha mẹ có thể có tác động lớn hơn đối với trẻ em ở các nước phương Tây, vốn đề cao tính độc lập hơn so với các nước phương Đông. Nhưng trong năm 2009, Wang và Pomerantz đã công bố một nghiên cứu cho thấy dù ở đâu, sự kiểm soát của cha mẹ cũng mang lại tác động tiêu cực như nhau đến tâm lý trẻ.

Nhiều bậc cha mẹ, đặc biệt là các bậc cha mẹ Trung Quốc, có xu hướng để toàn bộ cuộc sống của mình xoay quanh con cái. “Đây là một mối quan hệ không lành mạnh, nên có ranh giới hợp lý giữa cha mẹ và con”, Ng nói. Tuy nhiên, sự tham gia của cha mẹ vào cuộc sống của con cái không phải luôn là một điều xấu. Đã có nghiên cứu cho thấy cha mẹ tham gia nhiều vào việc giáo dục sẽ làm cải thiện kết quả của trẻ ở trường.”

Các yếu tố văn hóa

Trong văn hóa Trung Quốc, những người trong gia đình phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Ngoài ra, cha mẹ có thể kết hợp thành tựu của con cái vào việc đánh giá bản thân.

Ở các nước phương Đông, cha mẹ có trách nhiệm giáo dục con cái và thành tích của trẻ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ tham gia của cha mẹ vào cuộc sống của trẻ.

Chúng ta luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục và xem việc đó là trách nhiệm của cha mẹ. Do đó, khi có một đứa trẻ hư, thông thường chúng ta sẽ suy nghĩ rằng “nhà đó không biết dạy con”.

Thêm vào đó, văn hóa Trung Quốc còn đề cao quyền của cha mẹ, cũng như sự tôn trọng và tuân phục của con cái. Thực tế, việc cha mẹ Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào con lúc tuổi già là một trong những lý do khiến họ mong muốn đảm bảo cho con một tương lại tươi sáng.

Cha mẹ nào cũng mong con thành công. Tuy nhiên, định nghĩa thành công ở Trung Quốc giới hạn trong địa vị xã hội, một công việc tốt với mức lương khá, trong khi đó ở phương Tây, thành công có thể chỉ gói gọn trong việc phát triển tư duy độc lập.

 

 

theo: camnanggiadinh

 

Leave a Reply

Or